Trung Quốc-Việt Nam đối thoại chiến lược

18:29, Thứ hai 03/09/2012

( PHUNUTODAY ) - Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng. Trung Quốc một lần nữa khẳng định mối quan hệ tốt đẹp nhưng vẫn có những động thái làm phức tạp tình hình trên Biển Đông.

Ảnh nóng) -  Ngày 3/9, Việt Nam - Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng. Trung Quốc một lần nữa khẳng định mối quan hệ láng giềng tốt đẹp nhưng vẫn tiếp tục xây dựng, củng cố các công trình quân sự của Bắc Kinh tại Đá Vành Khăn, Trường Sa và lên tiếng cảm ơn Campuchia vì sự ủng hộ dành cho Trung Quốc tại ASEAN trong bối cảnh tình hình tranh chấp Biển Đông.

Sáng 3/9, cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 3 đã đã diễn ra tại Hà Nội. Cuộc đối thoại   diễn ra dưới sự đồng chủ trì của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và thượng tướng Mã Hiểu Thiên,   Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Tham dự cuộc đối thoại có nhiều tướng lĩnh cấp cao thuộc nhiều binh   chủng.
Sáng 3/9, cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 3 đã đã diễn ra tại Hà Nội. Cuộc đối thoại diễn ra dưới sự đồng chủ trì của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Tham dự cuộc đối thoại có nhiều tướng lĩnh cấp cao thuộc nhiều binh chủng.

 

Phát biểu mở đầu tại cuộc đối thoại, thượng tướng Mã Hiểu Thiên khẳng định, Trung Quốc rất coi trọng cuộc đối thoại lần này.

Phát biểu mở đầu tại cuộc đối thoại, thượng tướng Mã Hiểu Thiên khẳng định, Trung Quốc rất coi trọng cuộc đối thoại lần này. "Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng. Láng giềng thì không thể chọn nhưng mối quan hệ hợp tác thì có thể chọn được", tướng Mã Hiểu Thiên nói.

  

Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, cuộc đối thoại nhằm tiếp tục củng cố nhận thức chung, trao đổi các biện pháp tăng tường tin cậy giữa hai   nước; khẳng định quan điểm trước sau như một của Việt Nam trong quan hệ quốc phòng với Trung Quốc và góp phần thúc đẩy thực hiện   các tuyên bố và thỏa thuận cấp cao thúc đẩy quan hệ quốc phòng. Hai bên trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế, khu vực có ảnh hưởng tới an   ninh quốc phòng và phát triển kinh tế cũng như những âm mưu phá hoại đối với cách mạng hai nước.
Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, cuộc đối thoại nhằm tiếp tục củng cố nhận thức chung, trao đổi các biện pháp tăng tường tin cậy giữa hai nước; khẳng định quan điểm trước sau như một của Việt Nam trong quan hệ quốc phòng với Trung Quốc và góp phần thúc đẩy thực hiện các tuyên bố và thỏa thuận cấp cao thúc đẩy quan hệ quốc phòng. Hai bên trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế, khu vực có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế cũng như những âm mưu phá hoại đối với cách mạng hai nước.

 

Phía Việt Nam tiếp tục khẳng định các quan điểm của mình, trong đó có vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Cuộc đối thoại còn nhằm khẳng định   với các nước trên thế giới về quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam, Trung Quốc mặc dù có những bất đồng trên biển, chống lại những luận điệu   xuyên tạc lợi dụng chia rẽ hai nước.
Phía Việt Nam tiếp tục khẳng định các quan điểm của mình, trong đó có vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Cuộc đối thoại còn nhằm khẳng định với các nước trên thế giới về quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam, Trung Quốc mặc dù có những bất đồng trên biển, chống lại những luận điệu xuyên tạc lợi dụng chia rẽ hai nước.

 

 

Mặt khác, theo Tân Hoa Xã, ngày 02/9, trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã lên   tiếng cảm ơn Campuchia vì sự ủng hộ của nước này dành cho Trung Quốc tại ASEAN trong bối cảnh tình hình tranh chấp Biển Đông giữa   Bắc Kinh và một số thành viên ASEAN đang diễn biến căng thẳng.
Mặt khác, theo Tân Hoa Xã, ngày 02/9, trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã lên tiếng cảm ơn Campuchia vì sự ủng hộ của nước này dành cho Trung Quốc tại ASEAN trong bối cảnh tình hình tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh và một số thành viên ASEAN đang diễn biến căng thẳng.

 

 

Trước đó, tờ Nhật báo Đông Phương ngày 30/5 đưa tin, trong cuộc hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc – Camphuchia ngày 28/5 hai   bên đã ký hiệp định hợp tác quân sự song phương, theo đó Bắc Kinh sẽ viện trợ quân sự cho Phnom Penh 19 triệu USD để giúp quân đội   hoàng gia Campuchia xây dựng quân y viện và các trường đào tạo quân sự. Ngoài ra, Campuchia tiếp tục cử học viên sĩ quan qua Trung   Quốc đào tạo.
Trước đó, tờ Nhật báo Đông Phương ngày 30/5 đưa tin, trong cuộc hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc – Camphuchia ngày 28/5 hai bên đã ký hiệp định hợp tác quân sự song phương, theo đó Bắc Kinh sẽ viện trợ quân sự cho Phnom Penh 19 triệu USD để giúp quân đội hoàng gia Campuchia xây dựng quân y viện và các trường đào tạo quân sự. Ngoài ra, Campuchia tiếp tục cử học viên sĩ quan qua Trung Quốc đào tạo.

 

Ngày 3/9, Đài Loan và Trung Quốc tiếp tục cuộc diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển tại khu vực nằm giữa Kim Môn của Đài Loan   và Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc bắt đầu từ hôm thứ Năm 30/8.
Ngày 3/9, Đài Loan và Trung Quốc tiếp tục cuộc diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển tại khu vực nằm giữa Kim Môn của Đài Loan và Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc bắt đầu từ hôm thứ Năm 30/8.

 

Cuộc diễn tập này có tổng cộng có 27 tàu và 3 trực thăng tham gia, cờ diễn tập được sử dụng thay cho quốc kỳ cắm trên các tàu. Đồng chủ trì cuộc diễn tập này là Trịnh Chương Hùng, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát biển Đài Loan, Chủ tịch Hiệp hội Tìm kiếm Cứu nạn thành phố Đài Bắc, và Từ Tổ Viễn, Thứ trưởng Giao thông vận tải Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải eo biển Đài Loan.
Cuộc diễn tập này có tổng cộng có 27 tàu và 3 trực thăng tham gia, cờ diễn tập được sử dụng thay cho quốc kỳ cắm trên các tàu. Đồng chủ trì cuộc diễn tập này là Trịnh Chương Hùng, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát biển Đài Loan, Chủ tịch Hiệp hội Tìm kiếm Cứu nạn thành phố Đài Bắc, và Từ Tổ Viễn, Thứ trưởng Giao thông vận tải Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải eo biển Đài Loan.

 

Ngày 3/9, sau đảo Cook, Indonesia là điểm dừng chân thứ 2 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến công du 6 nước khu vực châu   Á-Thái Bình Dương, nhằm giải quyết căng thẳng đang leo thang trong khu vực. Giới phân tích nhận định, với chuyến thăm tới Indonesia của   bà Hillary Clinton, chính quyền Washington muốn khuyến khích nước này tiếp tục đóng vai trò tích cực để giải quyết tranh chấp ở châu Á-Thái   Bình Dương cũng như muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này.
Ngày 3/9, sau đảo Cook, Indonesia là điểm dừng chân thứ 2 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến công du 6 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhằm giải quyết căng thẳng đang leo thang trong khu vực. Giới phân tích nhận định, với chuyến thăm tới Indonesia của bà Hillary Clinton, chính quyền Washington muốn khuyến khích nước này tiếp tục đóng vai trò tích cực để giải quyết tranh chấp ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thảo luận với các quan chức Indonesia về   quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Indonesia và các cam kết về các vấn đề khu vực và toàn cầu.  Dự kiến bà Clinton sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thảo luận với các quan chức Indonesia về quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Indonesia và các cam kết về các vấn đề khu vực và toàn cầu. Dự kiến bà Clinton sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.

 

Theo các nhà phân tích, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton muốn nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Indonesia trong ASEAN, đặc biệt là trong việc   giải quyết căng thẳng về vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN. Mỹ xem Indonesia là một nhân tố quan trọng   trong các vấn đề này, bởi Indonesia vốn luôn rất nỗ lực trong các vấn đề ASEAN.
Theo các nhà phân tích, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton muốn nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Indonesia trong ASEAN, đặc biệt là trong việc giải quyết căng thẳng về vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN. Mỹ xem Indonesia là một nhân tố quan trọng trong các vấn đề này, bởi Indonesia vốn luôn rất nỗ lực trong các vấn đề ASEAN.

 

Hãng tin AFP cũng cho rằng, chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ lần này không nằm ngoài mục đích giành ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á - Thái   Bình Dương, đồng thời chứng tỏ Washington vẫn là chiếc neo ổn định tình hình trong khu vực. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton   cũng đã tuyên bố rằng, những điều sẽ diễn ra tại châu Á trong những năm tới sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của Mỹ. Do đó, Washington   không thể đứng bên lề và để cho những nước khác quyết định tương lai của nước Mỹ.
Hãng tin AFP cũng cho rằng, chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ lần này không nằm ngoài mục đích giành ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời chứng tỏ Washington vẫn là chiếc neo ổn định tình hình trong khu vực. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã tuyên bố rằng, những điều sẽ diễn ra tại châu Á trong những năm tới sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của Mỹ. Do đó, Washington không thể đứng bên lề và để cho những nước khác quyết định tương lai của nước Mỹ.
  • Ngọc Lê (tổng hợp) 
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc