Dậy đúng giờ
Thức dậy vào đúng một khung giờ mỗi ngày sẽ giúp ổn định đồng hộ sinh học trong cơ thể. Nó còn có tác dụng điều chỉnh hormone kiểm soát mức độ thèm ăn, căng thẳng và đường huyết.
Ngủy dậy muộn, ngủ nướng sẽ ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Hít thở sâu
Mỗi người hít thở trung bình 23.040 nhịp/ngày. Khi thức dậy, bạn hãy dành 2 phút để hít thở thật sâu. Việc làm này giúp hệ thống thần kinh đối giảm cảm (còn gọi là hệ thống nghỉ ngơi và tiêu hóa), giúp giảm stress, hạ huyết áp và nhịp tim.
Bạn chỉ cần nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể và hít thở thật sâu. Bạn có thể làm điều này ngay sau khi ngủ dậy, trên xe buýt đến chỗ làm...
Tập thể dục buổi sáng
Hãy dành 30 phút vào buổi sáng cho việc vận động ngoài trời. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ hoặc thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng. Việc này tốt cho hệ hô hấp.
Ngoài ra, tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tạo cơ hội cho cơ thể hấp thụ vitamin D.
Uống nước
Sau một giấc ngủ dài, cơ thể sẽ bị thiếu nước. Đó là lý do vì sao bạn nên uống một cốc nước sau khi ngủ dậy.
Cốc nước đầu tiên trong ngày nên là nước lọc. Bạn nên tránh uống nước lạnh. Hãy bổ sung một cốc nước ấm giúp cơ thể thải độc, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất.
Ăn một bữa sáng lành mạnh
Bạn không thể bỏ qua việc ăn sáng. Nó giúp cung cấp năng lượng cho nửa ngày làm việc. Một bữa sáng lành mạnh giúp kiểm soát mức cholesterol, làm cơ thể phản ứng nhanh hơn với insulin từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Ăn sáng với những thực phẩm tốt cho cơ thể không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể àm còn giúp cải thiện trí nhớ.
Bạn nên ăn đa dạng thực phẩm và chất dinh dưỡng vào bữa sáng, bao gồm cả trái cây, rau quả, thịt, trứng, sữa, ngũ cốc... Tránh ăn đồ chiên rán, bánh ngọt vào bữa sáng.