Từ 1/7/2024, thẻ căn cuớc thay thế cho những giấy tờ nào?

( PHUNUTODAY ) - Trong Luật Căn cước có điểm mới quy định về căn cước điện tử có thể thay thế một số giấy tờ quan trọng của người dân.

Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Một điểm đáng chú ý, trong Luật Căn cước có điểm mới quy định về căn cước điện tử có thể thay thế một số giấy tờ quan trọng của người dân.

Căn cước điện tử thay thế cho những giấy tờ nào từ ngày 1/7/2024?

Từ 1/7/2024, để thuận tiện trong các giao dịch hành chính, mỗi công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử. Căn cước điện tử gồm danh tính điện tử (số định danh cá nhân; họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; ảnh khuôn mặt; vân tay) và một số thông tin cá nhân khác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

Đáng chú ý, những thông tin như thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn… sẽ được tích hợp vào căn cước điện tử theo đề nghị của công dân. Các thông tin này phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Từ 1/7/2024, để thuận tiện trong các giao dịch hành chính, mỗi công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử.

Từ 1/7/2024, để thuận tiện trong các giao dịch hành chính, mỗi công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử.

Về giá trị sử dụng của căn cước điện tử, Điều 33 Luật Căn cước nêu rõ, căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.

Không bắt buộc người dân cung cấp thông tin nhóm máu

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cho biết trong Luật Căn cước mới được Quốc hội thông qua thì thông tin sinh trắc học sẽ được thu thập trong dữ liệu căn cước gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói. Trong đó, với ADN và giọng nói là không bắt buộc.

Đại diện Cục C06 nêu rõ sau khi dự luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2024 thì người dân đang có căn cước công dân gắn chip đã được cấp, vẫn còn hiệu lực sẽ không phải bổ sung các thông tin về sinh trắc học trên vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Từ ngày 1-7-2024 thì người dân đang có căn cước công dân gắn chip đã được cấp, vẫn còn hiệu lực sẽ không phải bổ sung các thông tin về sinh trắc học trên vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Từ ngày 1-7-2024 thì người dân đang có căn cước công dân gắn chip đã được cấp, vẫn còn hiệu lực sẽ không phải bổ sung các thông tin về sinh trắc học trên vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Người dân chỉ bổ sung các thông tin sinh trắc học bắt buộc khi tiến hành làm lại căn cước mới theo yêu cầu hoặc có những thay đổi về thông tin. Đồng thời, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng. Cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Bên cạnh đó, trong 25 trường thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có thông tin về nhóm máu. Về thông tin này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật Căn cước không quy định bắt buộc người dân phải cung cấp. Thông tin này được thu thập thông qua chia sẻ dữ liệu về y tế qua cơ sở dữ liệu chuyên ngành để phục vụ công tác quản lý nhà nước và bảo đảm lợi ích của người dân, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link