Ngồi vắt chéo chân
Thói quen ngồi với tư thế chân vắt chéo ở đầu gối có thể đẩy cao huyết áp của bạn. |
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây, thói quen ngồi với tư thế chân vắt chéo ở đầu gối có thể đẩy cao huyết áp của bạn. Điều này có khả năng làm tăng huyết áp tâm thu gần 7% và huyết áp tâm trương 2%. Không chỉ thế, nó còn gây sức ép lên các khớp xương hông, gây ra việc dồn máu ở chân khi các tĩnh mạch bị nén. Hậu quả là khiến bạn mắc bệnh viêm tĩnh mạch ở chân và tạo ra các cục máu đông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đôi chân.
Đeo thắt lưng quá chặt
Một chiếc thắt lưng chặt có thể nịt eo của bạn lại, nhưng nó cũng có thể gây ra cho bạn các vấn đề không mong muốn về tiêu hóa. “Chiếc thắt lưng chật tạo ra một áp lực trong ổ bụng, có thể dẫn đến trào ngược axit (GERD)”, Patrick Takahashi, giám đốc khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế St Vincent ở Los Angeles cho biết.
Các triệu chứng của GERD có thể là một vấn đề rất đơn giản như vị đắng trong miệng hoặc đau, tức ở ngực hoặc vùng bụng trên, ho mãn tính, khó nuốt. Các chuyên gia khuyên chúng ta chỉ nên đeo một chiếc thắt lưng vừa vặn với số đo vòng bụng.
Bữa sáng với bữa trưa là một
Không nên gộp bữa ăn sáng và bữa trưa vào làm một. |
Khi được nghỉ, ngủ dậy muộn, lại lười nấu nướng nên chúng ta thường đi đến các nhà hàng ăn uống cho tiện và thường là chọn các đồ ăn nhanh. Điều đó nghĩa là chúng ta đã gộp bữa ăn sáng và bữa trưa vào làm một.
Các chuyên gia khuyến cáo: Nếu chúng ta có thói quen gộp bữa sáng và bữa trưa lại làm một, khi đó lượng thức ăn trong dạ dày sẽ nhiều hơn so với bình thường. Cái dạ dày của chúng ta sau nửa ngày trống rỗng bỗng nhiên được nạp một lượng thức ăn quá lớn khiến nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn của nó quá nặng nề, rất có thể nó sẽ không đảm nhiệm nổi và khiến chúng ta cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như đau dạ dày, chướng bụng…
Sau một khoảng thời gian bị đói lâu như vậy, cơ thể sẽ hấp thụ dinh dưỡng rất “dữ dội”, mà lượng dinh dưỡng trong đồ ăn nhanh hoặc quà vặt luôn không cân bằng, chúng có nhiều thành phần như mỡ cao, đường cao.
Cố “nhịn” khi buồn đi vệ sinh
Nếu bạn thường xuyên “nhịn” mỗi khi có nhu cầu đi vệ sinh thì bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. “Vi khuẩn trong nước tiểu có thể sinh sản rất nhanh chóng, vì vậy giữ nước tiểu trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hãy lắng nghe nhu cầu của cơ thể”, Riya Pulicharam, giám đốc nghiên cứu lâm sàng cho Tập đoàn y tế ở Los Angeles cho biết.
Tắm nước nóng và dùng xà phòng
Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày và dùng xà phòng rất có hại cho da. |
Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày và dùng xà phòng rất có hại cho da. "Việc tắm rửa bằng nước nóng và xà phòng làm mất lớp dầu trên da, dẫn đến khô nứt da, thậm chí làm da nhiễm trùng", Tiến sĩ da liễu Nick Lowe (Đại học Y khoa, London, Anh) cho biết.
Vì thế các chuyên gia viện thẩm mỹ tại Austin khuyên nên tắm bằng nước mát (nước tự nhiên, không phải là nước nóng) sẽ giúp da đỡ khô hơn. Bên cạnh đó, nên dùng sữa tắm thay cho xà phòng vì sữa tắm vừa giữ ẩm tốt và làm da sạch hơn so với xà phòng.