Trong rất nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc, chúng ta thường gặp một số thanh niên sĩ tử được gọi là tú tài. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ thân phận của "tú tài" này không?
Chức danh “tú tài” là gì?
Cách gọi "tú tài" có xuất hiện từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, ban đầu là một cách tôn xưng dành cho những người có tài năng xuất chúng.
Sau đó, từ thời nhà Hán, tú tài đã chính là các ứng cử viên cho các chức quan, tuy nhiên, hầu hết các tú tài thời này đều xuất thân từ gia đình quý tộc, còn những người bình thường thực sự rất khó được tiến cử.
Vào thời Tùy và thời nhà Đường, việc thiết lập ra một hệ thống thi cử triều đình đã khiến địa vị tú tài được nâng cao chưa từng thấy. Kỳ thi lúc này được chia thành “tam khoa cửu phẩm”, tú tài là người đứng đầu trong khoa bảng và có địa vị cao nhất. Sau khi vượt qua kỳ thi tú tài, người đó có thể được làm quan. Điều này khiến chức danh tú tài trở thành mục tiêu được giới trí thức theo đuổi.
Tuy nhiên, với sự điều chỉnh liên tục của hệ thống thi cử, tú tài sau đó đã trở thành cấp độ cơ bản nhất. Muốn tham gia khoa thi ở các cấp cao hơn của triều đình để tranh giải trạng nguyên-bảng nhãn-thám hoa, trước tiên người đó phải trở thành tú tài. Trong thời kỳ này, tú tài sẽ không chỉ phải có kiến thức phong phú mà còn có một tư cách đạo đức tốt và ý thức trách nhiệm xã hội cao và được mọi người trọng vọng.
Hệ thống thi cử triều đình cũng đã phá vỡ thế độc quyền của các gia đình quý tộc trong việc tuyển chọn các quan viên. Điều này tạo cơ hội cho nhiều người dân bình thường có thể thay đổi được vận mệnh thông qua nỗ lực học tập.
"Tú tài" thời xưa tương đương với trình độ nào ở thời hiện đại?
Tú tài thời xưa được coi là báu vật trong chế độ thi cử của triều đình. Các kỳ thi đều rất khắt khe và sự lựa chọn tỉ mỉ đến mức có thể so sánh được với tiêu chuẩn tuyển sinh của các trường đại học trọng điểm ngày nay.
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, sự cạnh tranh ở trong các kỳ thi triều đình đặc biệt khốc liệt. Hàng trăm nghìn tú tài tranh giành chỉ 20.000 suất, điều này khiến tỷ lệ trúng tuyển của tú tài trên khắp Trung Quốc lúc bấy giờ lại thấp hơn rất nhiều so với trước đó.
Tú tài ngày xưa được đánh giá ngang bằng với các thí sinh tốt nghiệp được trung học phổ thông ngày nay. Tuy nhiên, so với học sinh cấp ba hiện nay, chỉ cần học chắc ba năm kiến thức sách giáo khoa, con đường học tập của tú tài ngày xưa là một chặng đường dài và đầy chông gai. Thứ họ phải nghiên cứu không chỉ là các tác phẩm kinh điển và lịch sử mà còn phải nghiên cứu cả thiên văn học, địa lý và cả các trường phái tư tưởng khác nhau. Những kiến thức sâu sắc này cần phải được đọc đi đọc lại nhiều lần và nghiên cứu mới có thể hiểu hết được. Các kỳ thi của triều đình xưa có yêu cầu rất cao về tài năng văn chương và kỹ năng viết. Đây cũng là lý do tại sao các tú tài phải đọc được số lượng lớn các bài văn cổ và nghiên cứu rất sâu về kỹ thuật viết. Vì vậy, chúng ta thậm chí có thể so sánh chức danh tú tài cổ xưa với các chuyên gia cấp cao có bằng tiến sĩ.