Lợi ích bất ngờ của ăn bốc
Chúng ta đều biết, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Có bé rất thích ăn dặm, thích ăn bột và không muốn ăn cứng. Có bé lại chỉ thích nhai nhằn và rất ghét đồ nhuyễn. Có trẻ khi ăn ngồi yên và rất ngoan. Có bé lại liên tục hò hét, đòi cầm đồ chơi, đòi túm lấy thìa khi mẹ xúc cháo…. Do đó, mẹ cần phải dựa theo bản năng làm mẹ của bản thân để “đọc” con mình và lựa chọn cho bé phương pháp ăn hợp lý nhất.
– Những trẻ được cho ăn bốc từ khi 6 tháng sẽ có khả năng tự đi được khi được một tuổi cao hơn những trẻ không được ăn bốc từ khi 6 tháng (54% trong số 602 trẻ em trong nghiên cứu được ăn bốc biết đi khi được 1 tuổi, trong khi đó con số, trong khi đó số trẻ biết đi trong khi được 1 tuổi ở nhóm trẻ không ăn bốc chỉ có 38%).
– Trẻ có thể biết nói những từ có nghĩa nếu được ăn bốc sớm. 68% số trẻ ăn bốc từ khi 4-5 tháng có thể nói được sớm. Trong khi con số trẻ biết nói ở trẻ ăn bốc khi được 7-8 tháng chỉ là 43%.
– 40% trẻ được ghi lại trong nhật ký ăn hàng ngày đã ăn bốc từ khi được 6 tháng và 90% trẻ bắt đầu ăn bốc khi được 8 tháng. Độ tuổi trung bình ăn bốc là 6.35 tháng.
– Khi được 8 tháng, khoảng 90% số trẻ đã ăn bốc hàng ngày nhưng 35% các ông bố bà mẹ vẫn cảm thấy cần phải cho trẻ ăn đầy đủ trong các bữa ăn hàng ngày. Điều này có nghĩa là các ông bố bà mẹ vẫn không dùng phương pháp ăn bốc như là một phương pháp cho trẻ ăn hoàn toàn hoặc coi đó là một phương pháp đặc biệt quan trọng.
Ngoài những lợi ích bất ngờ trên, nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp ăn bốc – chủ trương để cho trẻ tự ăn thức ăn bằng tay thay vì dùng thìa có thể dẫn đến những vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Thức ăn phổ biến nhất trẻ hay bốc là bánh mỳ, bánh quy. Chỉ có 20% trẻ trong 5 lần ăn bốc đầu tiên ăn hoa quả và rau củ. 2% ăn thịt và 5% ăn bánh kẹo. Mặc dù ăn bốc có thể có tính khả thi cao đối với hầu hết trẻ sơ sinh trong nghiên cứu nhưng vẫn có thể dẫn đến những vấn đề về dinh dưỡng, khoảng 6% trẻ em trong nghiên cứu phát triển chậm hơn mức bình thường. Chúng tôi nghĩ, thực tế là nên khuyến khích trẻ ăn nhưng bên cạnh đó cũng cần cung cấp các bữa ăn bằng thìa kết hợp”, giáo sư Wright cho biết.
Trẻ chưa đủ răng hoặc chưa mọc răng vào giai đoạn này liệu có thể ăn bốc?
Nếu băn khoăn về chuyện nhai nghiền của con, mẹ nên biết rằng với phương pháp ăn dặm BLW (Baby Led Weaning – Ăn dặm bé tự chỉ huy) hiện đang được nhiều bà mẹ trên thế giới ưa chuộng – trẻ thậm chí còn ăn bốc nguyên miếng từ tháng thứ 6.
Trên thực tế, trẻ sơ sinh không cần nhai bằng răng. Bé hoàn toàn có thể nghiền, xé thực phẩm nhờ nướu của mình. Tuy nhiên, mẹ cũng nên đảm bảo chỉ cho bé ăn bốc những thực phẩm đủ mềm và dễ nuốt hoặc đơn giản là khi vào miệng sẽ dễ dàng tan ra.