Uống nước lá tía tô thêm 2 thứ này, vừa ngủ ngon lại giảm mỡ bụng, ngừa lão hóa tuyệt vời

( PHUNUTODAY ) - Mỗi cách kết hợp lá tía tô với các nguyên liệu khác nhau lại mang đến thêm những công dụng tuyệt vời khác nhau.

Tía tô, gừng, gạo rang

Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết tía tô là loại gia vị quen thuộc với người Việt cũng là vị thuốc quý trong Đông y.

Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Trong tinh dầu của tía tô chứa Alpha linolenat, đây là một axit omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, giúp giảm cân.

download (93)

Mỗi cách kết hợp lá tía tô với các nguyên liệu khác nhau lại mang đến thêm những công dụng tuyệt vời khác nhau.

Nếu đem tía tô rang cùng gạo và gừng rồi đun lấy nước uống, bạn sẽ có loại nước giúp ngủ ngon và trị nám rất tốt.

Để làm loại đồ uống này, bạn cần chuẩn bị một nắm lá tía tô thái nhỏ, 1 nhánh gừng thái sợi nhỏ, 1 nắm gạo vo sạch.

Cho gạo vào chảo rang vàng rồi thêm gừng tươi thái sợi. Cuối cùng cho lá tía tô vào đảo đều cho tất cả các nguyên liệu chuyển sang màu vàng.

Đổ nước vào đun sôi 15 phút rồi tắt bếp. Lọc lấy phần nước cốt.

Uống nước này vào buổi sáng sau khi ăn. Có thể uống ấm hoặc uống lạnh tùy thích.

Lá tía tô có các hoạt chất giúp giảm lo âu, điều trị rối loạn giấc ngủ. Gừng chứa hoạt chất cineol giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng, tăng tuần hoàn màu từ đó giúp cải thiện giấc ngủ.

images (31) (1)

Gạo tẻ bổ sung nhiều loại vitamin giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong, trẻ hóa da, giúp da trắng mịn, mờ sạm nám. Khi kết hợp với tía tô, công dụng làm đẹp da càng tăng lên.

Bạn cũng có thể sử dụng gạo lứt thay cho gạo tẻ thông thường để bổ sung nhiều vitamin hơn.

Tía tô + giấm táo

Nước tía tô giấm táo là loại đồ uống được người Nhật ưa chuộng. Nước tía tô mang lại cảm giác ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa, chống lão hóa và có nhiều lợi ích khác. Người Nhật không chỉ uống nước lá tía tô không mà họ còn cho thêm một nguyên liệu đặc biệt là giấm táo.

Giấm táo cũng chứa nhiều dưỡng chất có lợi. Sử dụng giấm táo hợp lý sẽ giúp tăng cường miễn dịch, phòng chống các bệnh nguy hiểm.

Bạn chỉ cần rửa sạch và đun sôi lá tía tô với nước. Sau đó, vớt bỏ lá tía tô ra, thêm chút đường (tùy khẩu vị) vào nồi nước lá tía tô. Khi đường tan thì tắt bếp, để nước nguội bớt và cho thêm giấm táo cho vừa miệng.

Nước lá tía tô giấm táo giúp da khỏe mạnh, sáng đẹp hơn. Sử dụng giấm táo giúp cân bằng độ pH tự nhiên của da, cải thiện hàng rào bảo vệ da. Giấm tạo cũng có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Tía tô có chứa acid chlorogenic và acid rosmarinic giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường. Giấm táo giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Sử dụng giấm táo đều đặn cũng giúp giảm lượng cholesterol trong máu.

3 đối tượng không nên uống nước lá tía tô

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cho biết, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên uống nước tía tô vì có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.

Ngoài ra, người dị ứng với tía tô cẩn trọng khi tiêu thụ thực phẩm này để không gây ra các dấu hiệu khó chịu như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, da bị nóng rát, châm chích,…

Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước tía tô

Lương y Sáng cho biết, thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô là trước 3 bữa chính khoảng 10-30 phút. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời giúp thúc đẩy mỡ thừa, giảm cân, làm sáng da.

Nước tía tô tốt nhưng chuyên gia cảnh báo không nên uống thay nước lọc. Càng không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống.

Cách đun lá tía tô để giúp giữ lại nhiều dinh dưỡng

Để đun nước lá tía tô uống hàng ngày, bạn có thể ngâm lá tía tô với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Sau đó đun sôi nước rồi cho lá tía tô vào. Sau 2 phút tắt bếp, để nguội. Cuối cùng cho thêm 3 lát chanh vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần.

Hoặc, bạn cũng có thể đun lá tía tô như sau để chữa cảm lạnh: Lấy 3 lát gừng, 1 vỏ quả quýt cạo rửa sạch, 1 nắm lá tía tô tươi. Cho vào nồi nước, đun sôi, uống nóng và đắp chăn ấm.

Cách giải cảm bằng lá tía tô: 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng. Thái nhỏ các nguyên liệu rồi cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa. Trộn đều ăn nóng.

Theo:  xevathethao.vn copy link