Uống thuốc chữa bệnh cần biết rõ 7 điều cấm kỵ này, cẩn thận mất mạng như chơi

( PHUNUTODAY ) - Nếu uống thuốc đầy đủ mà mãi không khỏi thậm chí còn thấy bệnh tình nặng hơn trước, rất có thể bạn đã mắc phải những sai lầm ch.ết người dưới đây.

 Trộn thuốc uống cùng lúc

photo1522140940539-15221409405411465089491

Mỗi loại thuốc đều có thành phần hóa học cụ thể. Khi trộn các thành phần hóa học khác nhau uống chung có thể gây ra các tác dụng phụ, tạo ra các chất mới có hại cho sức khỏe hoặc chất mới đó có thể làm giảm sự hấp thụ thuốc. Ngoài ra, có những loại thuốc gây ra các phản ứng nguy hiểm hơn như tim đập nhanh, tăng huyết áp, thậm chí sốc thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua thuốc.

Uống 3 lần/ngày không đồng nghĩa với 8h/lần

0_66896

Dược sĩ Chu Hồng nói: Nhiều người hiểu nhầm rằng quy định mỗi ngày uống 3 lần thì cứ chia 8 giờ uống thuốc một lần, điều này là không chính xác. Trên thực tế, đa số đơn thuốc chia 3 lần/ngày này tương đương với 3 bữa ăn. Nghĩa là có nhiều loại thuốc uống cùng với bữa ăn.

Đặc biệt những loại thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạ đường huyết, thì cần phải uống cùng lúc khi ăn.

Tuy nhiên, một số loại thuốc lại cách 8h uống 1 lần, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, các loại thuốc cephalosporin, để đảm bảo rằng thuốc có đủ thời gian để phân giải, không gây ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong máu.

Do đó, người dùng thuốc phải tham khảo ý kiến bác sĩ cho từng loại thuốc cụ thể.

Uống thuốc trước khi ăn không đồng nghĩa với uống khi đói

BS. Chu Hồng cho rằng, đây là hai khái niệm khác nhau. Uống thuốc 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn được coi là uống thuốc lúc đói.

Khái niệm uống thuốc "trước bữa ăn" nghĩa là uống trong 15-30 phút trước bữa ăn. "Sau bữa ăn" có thể hiểu là khoảng hơn nửa giờ sau bữa ăn.

Thông thường những loại thuốc liên quan đến kích thích tiêu hóa làm ảnh hưởng dạ dày, đường ruột, sẽ được khuyến khích uống sau bữa ăn.

Nhưng một số phản ứng phụ có thể xảy ra cho hệ tiêu hóa sau khi ăn sẽ làm mất tác dụng của sự hấp thu thuốc. Để bảo vệ niêm mạc dạ dày, các bác sĩ lại khuyến khích uống trước bữa ăn.

Tự thêm hoặc bớt liều lượng thuốc

tks1536379730

Việc tùy tiện thay đổi liều dùng thuốc sẽ khiến bên trong cơ thể xảy ra nhiều biến động. Các loại biến động này bản thân bạn có thể không cảm nhận được nhưng thực chất lại âm thầm tổn thương nặng đến chức năng cũng như kết cấu của mạch máu và các khí quan khác.

Những cách uống thuốc tùy tiện như vậy không những làm lỡ thời gian trị bệnh mà còn dẫn đến những hậu quả tai hại như làm bệnh biến chuyển nặng thêm, ngộ độc dược phẩm…

Không uống theo thời gian cố định

1542611211-479-1542538863-247-anh-2-1541555561-width600height450-1542611211-width600height450

Thời gian uống thuốc rất quan trọng để thuốc phát huy tác dụng tối đa. Bạn hãy chắc chắn rằng mình đã uống vào những giờ cố định giữa các ngày. Ví dụ, nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng hôm trước thì không nên uống liều tương ứng vào buổi tối ngày hôm sau.

Nghiền, bẻ nhỏ thuốc

sai-lam-uong-thuoc-1

Đây là sai lầm thường gặp, đặc biệt khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Có nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Việc làm này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người dùng.

Uống thuốc với sữa, trà, cafe…

Canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại. Ngoài ra, các loại nước hoa quả, trà, cafe hay rượu đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây ngộc độc tai hại. Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link