Ngoài kiêng làm các việc trọng đại, vào ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, các gia đình thường bày lễ cúng thành tâm, cầu mong bình an và may mắn.
Bên cạnh lễ vật đủ đầy, gia chủ cần chuẩn bị văn khấn mùng 1 tháng 7 âm lịch đúng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.
Dưới đây là gợi ý văn khấn ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin):
Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần quân.
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Phúc đức Tôn thần.
Con kính lạy ngài Tiền hậu Địa chủ Tài thần.
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong xứ này.
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân, trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn gia tiên
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ
Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con là…
Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này
Hương hồn gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Những điều lưu ý trong tháng cô hồn
Người xưa còn cho rằng, tháng 7 âm lịch là thời điểm hoạt động của ma quỷ, gắn với những điều xui rủi.
Để tránh những điều không may mắn, dân gian lưu truyền những điều kiêng kỵ, tránh phạm phải vào tháng cô hồn.
Vào tháng 7 âm lịch, mọi người nên sắp xếp thời gian đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình.
Người xưa cũng khuyên gia chủ nên tung gạo muối cúng chúng sinh. Thông thường, gia chủ cúng Phật, cúng gia tiên, thần linh trong nhà. Tuy nhiên, trong ngày Rằm tháng 7, gia chủ cũng cần cúng chúng sinh ở trước cửa hoặc ngoài trời.
Khi cúng chúng sinh, hãy tung một nắm gạo hoặc muối từ trong nhà ra khỏi cửa. Hành động này giống như tiễn cô hồn, xua tan âm khí. Chú ý, không ném gạo muối từ ngoài vào trong nhà, mà phải làm ngược lại mới đúng.
Dân gian cũng khuyên người dân không nên sát sinh trong tháng cô hồn. Vì thế, mâm cơm cúng rằm thường ưu tiên đồ chay.
Ông Lộc cho rằng, người dân không nên cúng bái linh đình trong tháng cô hồn, không tùy tiện đốt vàng mã.
Người dân cũng không nên làm chuyện đại sự vào tháng cô hồn. Bởi theo phong tục dân gian, tháng cô hồn xui xẻo, không nên cất nhà, cưới gả, khai trương…
Trong tháng 7 âm lịch, mọi người nên làm việc thiện, dốc sức cứu người, lan tỏa những điều tử tế trong cộng đồng.