Thương đứa này hơn đứa kia, đẩy con cái vào tranh giành lợi ích và xâu xé lẫn nhau
Dù dặn lòng phải yêu thương các con như nhau, không thiện vị đứa nào nhưng trong trái tim cha mẹ đôi lúc vẫn có sự thiên vị.
Khi còn nhỏ con cái đã nhìn ra vấn đề này nhưng chúng chẳng suy nghĩ nhiều. Suy cho cùng thì cha mẹ nào phải thân thánh và công minh hết được.
Nhưng đứa trẻ chắc chắn sẽ nhạy cảm với tình yêu thương của cha mẹ, đứa con nào được yêu thương sẽ tỏ ra kiêu ngạo. Từ đó trong nuông chiều sinh ra những người con hay ganh tỵ.
Cha mẹ đến tuổi trung niên, sức có hạn, dần phải buông tay nhiều thứ. Đứa con quen chiều sẽ lo há miệng chờ dâng cơm, lười biếng. Thấy con khổ thì cha mẹ lại cung phụng. Tới lúc phân chia tài sản, đứa con được yêu thương lại được cha mẹ cho nhiều hơn.
Chính vì sự thiên vị này, anh chị em dần mất đi sức mạnh tình thâm và chỉ còn cách lựa chọn vơ vét hết cho mình. Tình yêu thương không công bằng của cha mẹ cuối cùng tạo ra cuộc đấu đá, cắn xé lẫn nhau vì lợi ích.
Xúi con sống dựa hơi vào gia đình, hở ra là gây rắc rối
Cha mẹ không làm gương, con cái sẽ hư hỏng.
Có nhiều đứa trẻ ra ngày hạnh họe người khác, việc con cháu ra ngoài chỉ trỏ mắng người thì chứng tỏ gia đình giáo dục thất bại.
Cho con trẻ tiêu xài phung phí
Trong khi nhiều cha mẹ sợ rằng sẽ trở thành gánh nặng của con thì nhiều người chỉ biết tới bản thân mà chẳng lo cho con cái. Ở tuổi trung niên, sức yếu, nếu không có tiền mà còn dựa vào con cái thì chẳng thể nào an yên được.