Vì sao các cụ lại nói nam nhân không mao quý như vàng, nữ nhân nhiều phúc ít mao?

( PHUNUTODAY ) - Khi bàn về ngoại hình của một người, cổ nhân Trung Quốc có câu: "Nam tử hán không mao quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao”. Vậy "mao" này là gì? Câu nói này có ý nghĩa ra sao?

Vì sao các cụ nói nam nhân không mao quý như vàng?

Có thể hiểu vế này như sau: Người đàn ông có ít lông trên cơ thể là một người cao quý. Lý do là thời xưa, người dân thường lao động chân tay vất vả, đổ mồ hôi nên lông trên cơ thể cũng rậm rạp hơn.

Nói cách khác, người có nhiều lông thường là người vất vả, lao động chân tay. Trong khi đó, các vị công tử nhà giàu hầu như không cần phải làm việc vất vả nên mồ hôi ra ít, lông tóc mỏng và thưa hơn.

1

Nhìn chung, câu nói này dựa trên quan sát của người xưa. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, không ít người cảm thấy lông trên cơ thể quá dày là khó coi. Những người có điều kiện sẽ tìm mọi cách để loại bỏ những phần không thẩm mỹ này.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có khả năng chi trả cho những công nghệ đắt tiền, đòi hỏi phải có cơ sở kinh tế nhất định. Vì vậy, câu nói cổ xưa này quả thực có thể áp dụng cho người đương thời. Những người có thể chăm chút ngoại hình thật tinh tế là những người giàu có.

Vì sao nữ nhân nhiều phúc thì ít mao?

Trong xã hội cổ đại, vì địa vị của phụ nữ rất thấp nên mấu chốt quyết định tương lai của một người con gái chính là gia đình nhà chồng.

Mà người xưa lại cho rằng chỉ những phụ nữ có lông trên cơ thể thưa thớt mới có cơ hội được gả vào một gia đình giàu có. Nhờ vậy, họ không phải lo lắng về chuyện cơm ăn áo mặc.

2

Do đó, vế thứ hai này cũng có điểm tương đồng so với vế đầu tiên. Cụ thể, người phụ nữ có lông mỏng, thưa thớt là người dễ có cuộc sống sung túc và đủ đầy.

Theo quan niệm của khoa học, phần lớn lông của con người đều liên quan đến quá trình trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất diễn ra càng nhanh thì các sợi lông sẽ càng phát triển, điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể con người khỏe mạnh.

Theo:  xevathethao.vn copy link