Vì sao khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người?

21:00, Thứ tư 03/05/2017

( PHUNUTODAY ) - Trong đạo Phật, khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người. Vì vậy, hãy cẩn trọng lời ăn tiếng nói hơn.

Có những người cả đời chẳng bao giờ làm chuyện thiếu đạo đức, thế nhưng những lời nói không đúng đắn, những lời khó nghe và thiếu đức sẽ có thể được nói ra mỗi ngày. 

Trong nhà Phật thì Khẩu Nghiệp (xấu) là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ ray rứt cả cuộc đời.

Giữa hai vợ chồng một lời nói cũng làm tan vỡ một gia đình, giữa nhân viên với chủ lời nói có thể làm mất việc, mất công danh sự nghiệp, giữa anh em bạn bè người thân có thể gây mâu thuẫn, bất mãn, thù ghét, câm hận, giữa hai vị đứng đầu một lãnh thổ có thể gay ra chiến tranh…

k53

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Cái miệng cần giữ đức, không nói những lời nghiệt ngã chua ngoa, có như thế mới giữ được phúc báo lưu lại. Tại sao cái miệng lại có thể làm tổn hại phúc báo? Bởi vì phúc báo phải là do nhân duyên hòa hợp, cũng là một loại thể hiện của trường năng lượng. Ví như nói, bạn lên chùa làm nghĩa công, đóng góp những công việc có ý nghĩa cho chùa, vậy phải chăng từ động tác quét sân của bạn mang đến phúc báo cho bạn, hay động tác lau bàn mang cho bạn phúc báo? Đều không phải vậy. Là tâm niệm mang đến phúc báo cho bạn.

Nếu cái miệng nói những lời hay, nhu mềm, chứa nhiều hảo tâm thì điều tốt lành sẽ đến, phúc báo từ đó mà có. 

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui. Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là là điều không hay.

Có một số ít người phụ nữ rất thích phàn nàn trách móc người chồng, nói người chồng chỗ này không tốt, chỗ kia không tốt. Khi cãi nhau phàn nàn kêu ca đến cả cha mẹ của đối phương, tổ tông tám đời đều dám chửi, những lời khó nghe đấy đã nói những gì, ra làm sao? Như thế là đã tạo nghiệp khẩu rất nghiêm trọng. Cứ như thế thì gia cảnh chỉ càng ngày càng sẽ nghèo hơn, bởi vì phúc báo đều từ cái miệng chửi mà hao tổn. Cho nên, những điều liên quan đến khẩu tạo nghiệp nhất định cần phải chú ý tu khẩu.

Bạn nên nhớ, vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link