Hồ Quý Ly đã có ý tưởng phát hành tiền giấy ngay từ khi còn làm quan dưới triều Trần. Sau khi lật đổ nhà Trần và lập ra nhà Hồ, ông đổi tên nước thành Đại Ngu và chính thức cho sản xuất tiền giấy.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào mùa hạ, tháng 4 năm Bính Tý (1396), triều đình bắt đầu sai người đổi tiền giấy lấy tiền kim loại trong nhân dân, cứ 1 quan tiền thông thường sẽ đổi được 1 quan 2 tiền giấy.
Loại tiền giấy đầu tiên có tên là gì?
Đồng tiền giấy Thông Bảo Hội Sao được triều đại nhà Hồ phát hành nhằm thay thế cho tiền đồng. Theo 1 số tài liệu ghi lại, Thông Bảo Hội Sao có tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, từ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Thậm chí, vua còn xây dựng các điều luật để phạt những người không tiêu tiền giấy.
Tội làm giả tiền giấy bị xử phạt như thế nào dưới triều đại nhà Hồ?
Theo quy định của Hồ Quý Ly, những ai làm giả tiền giấy hoặc cố tình lưu trữ, giao dịch tiền kim loại sẽ bị tịch thu tài sản và xử tội chết.
Năm 1403, khoảng 7 năm sau khi phát hành, tiền giấy vẫn không được dân chúng đón nhận. Vì triều đình cấm lưu trữ và phạt nặng những ai còn dùng tiền kim loại, nên ở một số nơi, người dân nghĩ ra hình thức giao dịch hàng đổi hàng để tránh né. Một số nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, tiền giấy gặp thất bại vì không phù hợp với bối cảnh kinh tế bấy giờ của nước ta.
Tháng 4/1406, nhà Minh lấy cớ Hồ Quý Ly đã cướp ngôi vua Trần để mang quân tiến đánh Đại Ngu. Quân nhà Hồ bị thua trận mặc dù có thành cao và súng lớn.
Vua Hồ Quý Ly cùng con trưởng là Hồ Nguyên Trừng bị bắt sang Trung Quốc. Từ đó, triều đại nhà Hồ kết thúc, nước Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh cho đến khi Lê Thái Tổ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.