Căn cứ tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy và xe ô tô sẽ tuỳ thuộc nồng độ cồn được đo trên 100 mililít máu hoặc 1 lít khí thở.
Mức xử phạt nồng độ cồn với xe ô tô:
Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.
Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.
Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Như vậy, trường hợp trên rất có thể người đó đã vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở nên mới bị xử phạt 7 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019 (được sửa, bổ sung đổi bởi Nghị định 123/2021) có thể thấy tất cả các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đều sẽ bị tạm giữ xe và thời hạn tối đa của việc tạm giữ xe là 7 ngày.
Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy:
Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.
Phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.
Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Đối với người đi xe đạp: