Vị Vua trị vì lâu nhất lịch sử Việt Nam nhưng không có con nối dõi, là ai?

( PHUNUTODAY ) - Lý Nhân Tông được biết đến trong lịch sử như là một vị vua nắm giữ nhiều cái nhất trong số các đế vương nước Việt.

Lý Nhân Tông (1066 – 1127), tên thật là Lý Càn Đức. Ông là con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân. Sau khi cha mất, Lý Nhân Tông lên ngôi khi vừa tròn 6 tuổi, trở thành vị vua thứ 4 triều đại phong kiến nhà Lý.

Trong suốt 55 năm cầm quyền, Lý Nhân Tông luôn quan tâm đến văn hóa, giáo dục, biệt đãi nhân tài, trọng vọng các bậc thiền sư thạc đức. Ông cũng mở đầu việc tổ chức khoa thi Tam trường và lập Quốc tử giám. 

Trong suốt 55 năm cầm quyền, Lý Nhân Tông luôn quan tâm đến văn hóa, giáo dục, biệt đãi nhân tài, trọng vọng các bậc thiền sư thạc đức. Ông cũng mở đầu việc tổ chức khoa thi Tam trường và lập Quốc tử giám. 

Bên cạnh đó, vua Lý Nhân Tông còn chú trọng đến việc sản xuất nông nghiệp và cải cách quan chế. Không chỉ thế, ông còn nghiêm cấm việc giết trâu bò bừa bãi và tích cực đê chống lũ lụt. Trong đó nổi tiếng nhất là đê Cơ Xá, khởi đầu cho việc đắp đê ngăn lũ ở Việt Nam.

Vào năm 1086, ông quyết định chia văn võ bá quan làm 9 phẩm. Sau 55 năm (1072 - 1127) lên ngôi, Lý Nhân Tông được đánh giá là một trong những người trị vì thành công nhất lịch sử Việt Nam. Đưa Đại Việt trở thành quốc gia hùng mạnh trong khu vực.

Sắc lập Hoàng hậu sớm nhất

Thông thường dù là vua quan hay dân chúng, đến 16 tuổi mới tính chuyện lập gia thất, riêng với đế vương thì chuyện này rất hệ trọng, người phụ nữ được tuyển chọn vào cung phải đáp ứng nhiều điều kiện, người được lập làm Hoàng hậu, Qúy phi lại càng phải vượt trội hơn những người khác về đức hạnh, tài năng.

Ít ai hay, Lý Nhân Tông lại là vị vua sắc lập Hoàng hậu sớm nhất trong lịch sử. Tháng giêng năm Nhâm Tý (1072), sau khi vua cha là Lý Thánh Tông băng hà, ông được quần thần tôn lên ngôi hoàng đế khi đó mới 6 tuổi và điều đặc biệt lý thú là một trong những việc mà Lý Nhân Tông làm ngay sau khi lên ngôi đó là lấy vợ.

Chính sử không nhắc đến việc tuyển mỹ nhân để vào cung trong năm Nhâm Tý (1072), riêng có sách Đại Việt sử lược cho hay cuối năm đó, Lý Nhân Tông “lập hai bà Hoàng hậu”.

Không rõ hai người con gái này xuất thân từ chốn dân gian hay con cháu các đại thần trong triều, nhưng chuyện một vị vua trẻ con mà đã lấy vợ, lại lập liền một lúc hai người làm Hoàng hậu thì xét trong lịch sử, Lý Nhân Tông là hoàng đế lấy vợ sớm nhất và là vị vua sắc lập hoàng hậu cũng sớm nhất.

Lên ngôi 11 năm vẫn không có con trai nối dõi

Mặc dù trị vì lâu năm nhưng Lý Nhân Tông lại không có con trai trao lại ngai vàng. Và để Đại Việt tiếp tục được phát triển giàu mạnh, ông quyết định nhận nuôi một người cháu là Lý Dương Hoán (Lý Thần Tông) rồi lập làm thái tử.

Mặc dù trị vì lâu năm nhưng Lý Nhân Tông lại không có con trai trao lại ngai vàng. Và để Đại Việt tiếp tục được phát triển giàu mạnh, ông quyết định nhận nuôi một người cháu là Lý Dương Hoán (Lý Thần Tông) rồi lập làm thái tử.

Sau 11 năm làm vua, Lý Thần Tông qua đời và chỉ có 1 người con gái ruột là Diên Bình công chúa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại rằng: “Năm 1117 vua viết chiếu ban ra trong hoàng tộc, nói rằng: Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các công hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm Thái tử. Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán mới lên 2 tuổi mà thông minh lanh lợi, Nhân Tông rất yêu và bèn lập làm Hoàng thái tử”.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link