Vitamin C
Vitamin C đóng vai trò cải thiện hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do, ngừa khối u hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một trong những loại vitamin không nên tự ý bổ sung.
Nếu bổ sung quá liều vitamin C sẽ dẫn tới tác hại nguy hiểm như sỏi thận, hại dạ dày, viêm đường tiết niệu, giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông máu...
Vitamin A
Vitamin A có tác dụng phát triển thị lực, hệ miễn dịch. Mỗi ngày, người lớn cần bổ sung A700 ~ 800μgrae /d. Thực phẩm có nhiều vitamin A gồm: trứng, gan, bông cải xanh, cà rốt.
Việc bổ sung quá nhiều vitamin A có thể dẫn tới rất nhiều tác dụng phụ. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: Vitamin A aldehyde ester xuất hiện trong máu của người cao tuổi dùng quá liều. Chất này cực kỳ độc hại với gan thận. Nó cũng là nguyên nhân gây các bệnh ngoài da, đau khớp, đau đầu…
Phụ nữ mang thai mà bổ sung quá nhiều vitamin A có thể dẫn tới dị tật thai nhi. Do đó, nên bổ sung theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định, đừng ham quá.
Đối với trẻ nhỏ, nếu bổ sung thừa vitamin A còn ảnh hưởng tới sự phát triển của xương. Từ đó khiến trẻ chậm lớn, bị rối loạn thần kinh và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Vitamin B
Mặc dù vitamin B có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất, duy trì chức năng thần kinh cơ, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ. Vitamin B được tìm thấy nhiều trong nội tạng động vật, lòng đỏ trứng và mầm ngũ cốc.
Mặc dù vitamin B rất cần thiết cho cơ thể nhưng việc bổ sung quá nhiều vitamin có thể dẫn tới các tác hại cho cơ thể như đầy bụng, đau bụng, mắc ói… Thậm chí, bạn có thể bị viêm loét dạ dày trong trường hợp nặng. Hơn nữa, nó còn cực kỳ có hại cho thận và gan.
Nếu cơ thể bạn bị thừa vitamin B1, bạn sẽ bị nhiễm đ.ộ.c tố, chóng mặt, choáng váng, dị ứng cơ thể… thậm chí còn gây nên tình trạng tê bàn chân hoặc mất cảm giác. Trường hợp thừa vitamin B12 thì sẽ gây tăng sản tuyến giáp khiến hồng cầu tăng quá mức, mắc bệnh cơ tim… Có khi xảy ra tác dụng thứ phát gây nôn nao, choáng váng, nổi mề đay.
Vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho, góp phần giúp xương tăng trưởng và phát triển.
Có thể bổ sung vitamin D thông qua gan động vật, trứng, thịt nạc, cá, ngũ cốc, sữa và các loại thực phẩm khác.
Với người lớn, cần bổ sung không quá 2.000UI/ngày, còn trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là không quá 400UI/ngày.
Việc lạm dụng quá nhiều vitamin D có thể gây hại cho cơ thể. Nhẹ thì dẫn tới đau bụng, đi ngoài, mắc ói, ói, nhiễm đ.ộ.c tố khiến canxi trong máu tăng. Còn nếu nặng thì có thể gây hôn mê, buồn ngủ, vôi hóa mô mềm. Đặc biệt, nó có thể dẫn tới suy thận đọng canxi ở thận và lấy đi sinh mệnh của bạn.
Ngoài ra, bổ sung quá nhiều vitamin D còn khiến nồng độ photpho trong máu giảm, kết hợp tăng canxi máu gây, chán ăn, sốt cao, xuất huyết võng mạc, rối loạn tâm thần, co giật dạng động kinh.
Vitamin E
Vitamin E cũng là một vitamin cần thiết cho cơ thể. Loại vitamin này có tác dụng chống oxy hóa, trì hoãn quá trình lão hóa, cải thiện hormone ở cả nam lẫn nữ, tăng khả năng sinh sản. Vì vậy, rất nhiều chị em phụ nữ từ tuổi 30 là bắt đầu chú trọng đến việc bổ sung vitamin E mỗi ngày.
Bạn có thể bổ sung vitamin E nhờ ăn trái cây, rau củ, quả khô… Song, bạn nên bổ sung với liều lượng thích hợp. Nếu cơ thể bị dư thừa vitamin E thì sẽ gây tác dụng ngược, dẫn tới nứt nẻ môi, tinh thần mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, dị ứng, nổi mề đay, tăng huyết áp, hình thành huyết khối.