Cắm cơm, nấu cơm là việc mà bất cứ ai cũng làm, bởi gạo là lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn một vài mẹo nhỏ để cơm nấu xong dẻo thơm, trong veo...
Vo gạo
Mặc dù gạo tương đối sạch nhưng việc vo rửa gạo trước khi nấu vô cùng quan trọng. Nó giúp rửa trôi những bụi bẩn và tạp chất lẫn trong gạo. Tuy nhiên điều này thực hiện cũng cần phải có kỹ thuật. Một số người chà xát gạo rất mạnh tay khi vo xong chính điều này sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng của gạo.
Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất. Hoạt động vo gạo nhằm làm sạch lớp bụi bẩn bên ngoài, tuy nhiên không phải cứ "càng sạch" thì sẽ "càng tốt". Nếu chà xát gạo quá kỹ khi vo sẽ làm mất đi rất nhiều dưỡng chất như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6...
Vì thế, chúng ta chỉ nên khoắng nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất lẫn bên trong hạt gạo trôi ra là được.
Ngâm gạo
Phần lớn mọi người có thói quen sau khi vo gạo xong thì cho nước lạnh hoặc nước đun sôi vào nấu luôn. Điều này làm chưa đúng dẫn đến hạt gạo không đầy đặn và căng bóng.
Cách làm đúng sẽ là ngâm gạo trong 15 phút với nước để hạt gạo hấp thụ nước vào trong, như vậy, khi nấu hạt cơm sẽ trong veo, căng mọng. Chị em nấu cơm thường xuyên đường quên bước này nhé!
Tăng mùi vị của cơm
- Để cơm luôn có mùi thơm hấp dẫn thì tốt nhất nên sử dụng gạo mới để nấu.
- Ngoài ra, khi nấu, bạn có thể thêm xíu giấm, muối cùng vài giọt dầu ăn, hạt cơm càng thơm và bóng hơn.
Nhiều người sẽ lo lắng, cho giấm vào cơm sẽ chua nhưng thực tế chỉ cho 1 thìa. Giấm sẽ giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính. Ngoài ra, giấm sẽ bay mùi khi cơm sôi. Cơm đảm bảo mềm thơm vô cùng.
Muối còn giúp loại bỏ mùi hôi của gạo nếu có, khiến hương vị của cơm trở nên tinh tế hơn.
Cuối cùng, thêm 1 lượng nhỏ dầu ăn vào, sau đó nấu chín cơm. Không nên cho dầu vào sau khi nấu chín cơm sẽ làm cơm bóng dầu, mùi dầu dậy lên khiến cơm khó ăn. Nhờ có dầu ăn, hạt cơm bóng bẩy, căng tròn trông rất hấp dẫn.