VTV3 chỉ phản ánh chân thực cảnh liếm ngực thiếu nữ?

09:27, Thứ bảy 10/03/2012

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người lên án, phê phán bộ phim Hoa nắng phát trên truyền hình có màn hôn hít "liếm ngực" thái quá của diễn viên trong phim khiến họ đỏ mặt.

Sáng nay, tôi  lên mạng đọc báo thấy có nhiều người lên án, phê phán bộ phim Hoa nắng của đạo diễn Trần Minh Quang. Nhiều người nói rằng phim đã phát một cảnh quay nhạy cảm màn hôn hít "liếm ngực" thái quá của diễn viên trong phim khiến họ đỏ mặt. Nhưng thực sự những quy kết đó cho bộ phim và đài truyền hình như thế là hơi quá.

Là người thường xuyên xem phim Việt vào khung giờ đó tôi cũng đã xem cả 3 tập đầu mới phát sóng của bộ phim.

Mới chỉ phát được 3 tập đầu của cả bộ phim nhưng phần nào tôi cũng hiểu đó là câu chuyện xung quanh một nhóm những người trẻ họ vượt qua cuộc sống và nó không đến mức như báo chí hay một số người đã phản ánh là "liếm ngực, gợi dục".

Một cảnh trong phim Hoa nắng
Một cảnh trong phim Hoa nắng

Đã là phim là phải thể hiện đúng bản chất của xã hội. Đoạn phim bị mọi người lên án kéo dài hơn 1 phút về nhân vật Linh vô ý làm đổ rượu lên ngực thì nhân vật Phúc thay vì lấy khăn giấy giúp cô lại nhìn chằm chằm vào ngực cô rồi nháy mắt ra hiệu sẽ có cách lau ngực mà không cần giấy. Và cách của anh ta là dùng lưỡi liếm từ ngực lên cổ bạn gái.

Bạn bè reo hò cổ vũ "sáng kiến" ấy của Phúc. Rồi một người đề nghị: "Vậy làm lại đi! Cảnh này mà đưa lên mạng là hot nhất trong tuần luôn đó, được không, thử nha?". Nhân vật Linh hào hứng: "Em cũng thấy là lạ đó, làm lại một cái nữa nha!".

Và cô tự lấy rượu đổ lên ngực, ưỡn ngực cho bạn trai... liếm lần nữa và lần này thì cả hai còn... bạo liệt hơn lần đầu, trong khi một cô gái ngồi cùng bạn cũng biểu hiện sự phấn khích.

Đoạn phim đó, tôi đã xem trên truyền hình tối ngày 6/3 và thấy nó hoàn toàn bình thường nếu so với những gì ngoài đời thực đang xảy ra. Nếu ai đó không theo dõi phim mà chỉ xem clip đước cắt ra từ bộ phim thì câu chuyện đó và đặt tên là "liếm ngực, gợi dục" quả thật là nó trông tệ hơn so với thực tế.

Nhưng trong chuyện này, tôi thấy báo chí và dư luận quá soi mói khi mà chưa xem hết bộ phim và theo dõi nội dung của câu chuyện mà đã vội vàng đưa ra một phán xét. Trong phim mới thế mà mọi người đã phản ứng dữ dội, còn ngoài đời thì sẽ nhảy dựng lên thế nào nữa.

Một hình ảnh khác ngaoif đời thực
Một hình ảnh khác ngoài đời thực

Ở ngoài đời thực còn có nhiều vụ việc thác loạn hơn thế, nếu phản ánh đúng sự thật rồi đưa lên phim thì còn đến mức nào nữa? Ở đây tôi thấy đạo diễn và những người làm phim đang cố gắng phần nào thể hiện được đúng bản chất của xã hội và của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Một thực tế cho thấy, ở TPHCM có đến hàng chục, hàng trăm nhà hàng đến nay vẫn hoạt động để cho thực khách mua vui bằng những màn biểu diễn thoát y, tắm bia lên người.

Ở đó, những màn thác loạn của giới trẻ so với cảnh trong phim Hoa nắng thì nó còn khác nhau một trời một vực.

Hay hàng loạt những tụ điểm đập đá của giới trẻ vui chơi không còn biết mình bị lực lượng chức năng bắt. Tất cả cho thấy một bộ phận giới trẻ hiện nay đang bị xuống cấp thế nào.

Thậm chí, trong chính những trường học, học sinh hiện nay cũng có những hành động như thế. Tuy các em còn mặc những bộ đồng phục của nhà trường nhưng đã uốn éo, nhảy nhót lố lăng cực kỳ phản cảm. Chúng được đăng tải rất nhiều lên các trang mạng xã hội đó thôi.

Như vậy, những hình ảnh phản ánh trong phim về hiện thực của một nhóm đối tượng trong xã hội mới chỉ là một phần rất nhỏ.

Điều đó, chưa đến mức độc giả và báo chí cần phải lên án gay gắt đến như vậy.

Với cá nhân tôi, khi xem đoạn phim đó thấy không đến mức phản cảm. Những cảnh trong phim rất thực. Tôi hiểu rằng đó cũng chỉ là một thông điệp gửi tới khán giả để nói đến tình hình xã hội hiện nay như thế nào? Và việc phản ánh đó là cần thiết.

Bởi phim truyền hình là phương tiện truyền thông phổ cập nhất tới đông đảo đối tượng cho xã hội. Khi bộ phim được lên sóng, phản ánh về xã hội một cách chân thực nhất làm cho khán giả  hiểu hơn về những gì đang xảy ra xung quanh mình. Còn cứ mãi che giấu thì sao mà biết được thực hư của xã hội đang thế nào?

Ngoài ra, phim cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những em đang lầm đường lạc lối. Gia đình phải quan tâm đến các em nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, công bằng mà nói nếu chẳng may để con trẻ xem phải những cảnh đó là không nên. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể tránh được chỉ cần các bậc phụ huynh lưu tâm hơn tói con trẻ mình. Tránh cho xem những hình ảnh đó là sẽ không có vấn đề gì xảy ra.

  • Độc giả Vũ Thị Hằng (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc