Bút tích cuối cùng của những tử tù khét tiếng

07:00, Chủ nhật 04/01/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đến giờ trả án vì những tội ác không thể tha thứ, nhiều tử tù loạng choạng, run sợ ... thậm chí tè dầm ra quần trước khi đến phòng thi hành án.

Tử tù khuỵu xuống khi ra pháp trường 

Đến giờ thi hành án, những người trong Hội đồng thi hành án tử hình cũng có mặt bao gồm: cán bộ Trại tạm giam, đại diện Công an, Tòa án, Kiểm sát, chính quyền địa phương, cán bộ kỹ thuật hình sự… Tại đây, họ đều tỏ ra rất tỉnh táo nhưng áp lực về việc thi hành án thì chỉ có họ mới hiểu rõ. 

Mô tả ảnh.
Bữa ăn cuối cùng của tử tù 

Khi bị án Trương Ngọc Điệp (30 tuổi, nhà ở Ba Vì, Hà Nội) - là tội phạm bị tuyên án tử hình về tội giết người và cướp tài sản. Bị giải từ xà lim ra khu vực làm việc của Hội đồng thi hành án vẻ mặt của Điệp đầy vẻ lo âu. Bước chân của tử tù cũng nặng dần lên từng bước khi y biết sắp đền giờ phải đền tội cho những tội ác đã gây ra. 

Sau khi làm thủ tục tại phòng thi hành án, tử tù Trương Ngọc Điệp được ăn bữa cuối cùng trước khi đến giờ xử tử. Trước mặt tử tù là một bát phở, một bao thuốc, một tờ giấy nhỏ đến y viết thư về cho người thân. Thế nhưng, Điệp không ăn chỉ ngồi hút thuốc. Nhiều lúc, hắn cầm bút tính viết nhưng lại thôi. Hắn cứ thế im lặng cho đến khi bị áp giải ra pháp trường. 

Khi đến pháp trường, Điệp khuỵu xuống nên hai chiến sĩ xốc nách áp giải. Tại đây, tử tù bị cột chặt vào cọc tre bằng những sợi dây thừng chắc chắn, hai mắt bịt băng đen. Rồi đội xạ thủ gồm 6 người dàn hàng ngang phía trước, cách tử tù vài mét. Sau tiếng hô đanh gọn của người đội trưởng, những phát đạn vang lên. 

Lời cuối của Nguyễn Đức Nghĩa

Chiều 22/7, Nguyễn Đức Nghĩa (quận Kiến An, Hải Phòng) - kẻ đã ra tay sát hại người tình dã man khiến dư luận lên tiếng phẫn nộ tột cùng đã bị tử hình. Khác với tử tù Trương Ngọc Điệp, Nghĩa đã thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tại Trại tạm giam số 1, Công an Hà Nội.

Mô tả ảnh.
Chân dung Nguyễn Đức Nghĩa 

Theo các cán bộ trại giam thời điểm chờ thi hành án, Nghĩa tỏ ra bình tĩnh hơn người bạn tù đã ra đi trước đó. Trước đó, hắn đã viết những dòng ngắn ngủi gửi về gia đình với nội dung: "Mẹ, anh chị và các con thân yêu. Vậy là sau hơn 4 năm dài chờ đợi, cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé".

Sau khi hoàn tất thủ tục, Nghĩa bị dẫn ra khỏi phòng biệt giam lên xe ô tô đi đến buồng tiêm nhưng kẻ sát nhân vẫn tỉnh táo, thỉnh thoảng mỉm cười mãn nguyện. Thậm chí, khi lấy ven để tiêm thuốc độc, Nghĩa còn nói đùa: "Tiêm 4 - 5 liều heroin vào cho dễ lấy ven...". 

Mô tả ảnh.
Lá thư cuối gửi gia đình của Nguyễn Đức Nghĩa 

Theo quy trình, việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có 3 liều. Thứ nhất tiêm gây mê, thứ hai tiêm liệt tim cuối cùng là tiêm cho liệt não. Từ khi áp dụng biện pháp tử hình bằng tiêm thuốc độc chưa thấy có trường hợp nào kháng thuốc. Việc đối tượng Nguyễn Đức Nghĩa khi bị thi hành án đã biết trước bởi quy định được ăn bữa cơm nhân đạo, được viết thư hoặc nhắn nhủ điều gì cho người thân. Theo quy định tử tù được giam trong phòng biệt giam, diện tích rộng khoảng 5m 2 , cùm một chân, đến giờ có cán bộ vào đổi chân cùm để đỡ tụ máu.

Mỗi lượt tiêm một liều thuốc, cả 5 người cùng bấm nhưng chỉ có một nút bấm truyền thuốc dẫn đến cái chết của tử tù. Chính vì thế không ai biết mình là người truyền thuốc. Việc làm này nhằm giảm áp lực tâm lý của người thi hành án. Hiện ở miền Bắc có 13 cụm để tiêm tử hình bằng thuốc độc.

Mặc dù thi thể của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được giao về cho người thân nhưng đến ngày 23/7 nhưng ngôi nhà trước đây cả gia đình từng sinh sống vẫn khóa trái, im lìm và lạnh lẽo.

Nỗi ân hận của tử tù 

Kể về những tử tù trước khi bị áp giải ra phòng thi hành án, Thượng tá Bùi Ngọc Bình (giám thị trại giám số 1) - Công an Hà Nội, vẫn nhớ như in lần đưa 2 tử tù Nguyễn Văn Thuận và Nguyễn Thế Đô ra pháp trường, cả hai đều vướng tội Giết người. 

Trong giây phút cuối cùng khi cán bộ trại giam đưa cho Thuận một tờ giấy và chiếc bút, Thuận đã run rẩy khóc như một đứa trẻ lên ba. Phải sau một hồi lâu, tử tù này mới viết được vài dòng với nội dung: "Bố mẹ, tại con, con làm nên tội con phải chịu. Bố mẹ đừng buồn làm gì. Con đi rồi nhớ đưa con về nằm với bà, đừng để con ở ngoài Hà Nội này". 

Mô tả ảnh.
Nguyễn Thế Đô đưa mắt tìm người thân sau phiên tòa 

Trường hợp của tử tù Nguyễn Thế Đô khi nói với người mẹ già đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy: "Hôm nay con phải đi xa mẹ và gia đình mãi mãi rồi. Con nhớ thương mẹ và các cháu nhiều lắm, con ngàn lần xin gia đình tha lỗi cho con. Mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe để thay con nuôi dạy hai cháu, đừng để các cháu phải khổ mẹ nhé". 

Những lời dặn dò đầy nước mắt của Đô với hai cô con gái nhỏ: "Bố ân hận không giúp gì cho các con trong quãng đời còn lại, các con tha thứ cho bố nhé. Bố thương hai con nhiều lắm…vĩnh biệt".

Cảm động giây phút cuối của một tử tù sau 6 năm biệt giam
Tương xin cán bộ cho vài phút để làm vệ sinh cá nhân, rồi ăn dùng bữa cơm ân xá cuối cùng của cuộc đời trước khi nằm vào ghế tiêm thuốc độc.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: mailt