Ngoài rau xanh, nhiều gia đình cũng thích tự trồng cà chua trên sân thượng, ban công. Hiện ở Việt Nam, các hộ trồng nhiều loại khác nhau như cà chua đỏ, bi, đen, nhót... Các giống này có cách thức chăm sóc khá giống nhau.
Với cà chua bi tuy quả nhỏ nhưng rất dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả. Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần chú ý một chút tới các công đoạn kỹ thuật trồng cây, người trồng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.
Cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa chuộng vì chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. |
Chuẩn bị:
+ Hạt giống cà chua
+ Khay nhựa
+ Đất trồng
+ Chậu nhỏ
+ Túi ni-lông
+ Bình phun nước dạng sương
+ Cọc cắm
+ Dây thép dẻo
+ Kéo
+ Thìa nhỏ
Các bước trồng:
Bước 1: Trồng hạt giống
+ Chuẩn bị hạt giống được mua từ 1 cơ sở cung cấp hạt giống uy tín.
+ Đổ đất vào khay khựa đến ¾ khay, đặt khoảng 3 hạt vào khay (phòng trường hợp một số hạt không nảy mầm) rồi đổ đầy đất vào khay.
Phun nước để làm ẩm đất. |
+ Để các khay trồng cây giống ở nơi râm mát.
+ Bọc giấy ni-lông để hạt mọc mầm nhanh
+ Bỏ túi ni-lông ra kiểm tra cây giống 1 lần/ngày.
Bước 2: Tỉa và trồng lại cây con
+ Dùng kéo nhỏ tỉa bớt những cây non mọc sát nhau, sao cho mỗi ô của khay cây giống có một cây khỏe mạnh, có thể trồng lại những cây khỏe mạnh đã tỉa vào các ô mà hạt giống không nảy mầm.
Cây cà chua con. |
Bước 3: Cho cây con ra chậu nhỏ
+ Khi cây cao được khoảng 6 – 10 cm và có lá mới, dùng thìa nhỏ xúc cây nhẹ nhàng ra để trồng vào chậu nhỏ.
+ Đổ đất vào chậu, tùy diện tích của chậu mà bạn đổ ít hay nhiều đất và đặt cây vào trong chậu sao cho phần thân và lá cây ở trên mặt đất khoảng 3 cm.
+ Đặt cây đã trồng vào chậu nhỏ vào chỗ râm mát và tưới nước hàng ngày.
Bước 4: Làm cọc cho cây
Làm cọc, buộc dây để cho cây không bị đổ. |
+ Khi cây đã ra thêm nhiều lá mới và thân cây phát triển khoảng 15cm trở lên, làm cọc nhỏ và buộc dây cho cây để thân cây không bị đổ.
Bước 5: Thay cọc, làm dàn cho cây
+ Cắm 4 cọc to và cao bằng chiều cao tối đa của cây cà chua đã trưởng thành, dùng dây buộc cây vào cọc để cây không bị đổ
+ Tiếp đó, dùng dây thép quấn thành các vòng tròn quanh 4 cọc theo chiều dọc.
Cây lớn lên cần phải làm cọc to và chắc chắn. |
Bước 6: Chăm sóc cây
+ Tỉa bớt lá để cây nuôi quả.
+ Tưới nước vào gốc cây, chú ý không tưới lên lá để phòng trừ dịch bệnh lây lan và không tưới nước quá nhiều để cây không chết vì bị úng nước.
+ Trong suốt giai đoạn cây ra hoa, thụ phấn cho hoa giúp cây đậu nhiều quả hơn.
+ Có thể bón các loại phân để cung cấp dinh dưỡng cho đất để cây khỏe và phòng chống bệnh dịch.
Quả cà chua khi chín có màu đỏ đẹp mắt. |
Bước 7: Thu hoạch quả
Tùy thuộc các loại cà chua mà thời điểm thu hoạch quả là khác nhau. Trung bình thời gian bắt đầu cho thu hoạch là sau 3 – 4 tháng kể từ lúc gieo hạt.
+ Tỉa những quả đã chín màu vàng và đỏ ra khỏi chùm quả một cách khéo léo để không làm rụng quả non và hoa.
Phòng bệnh cho cà chua:
Bạc lá là bệnh thường gặp nhất ở cà chua. Mầm mống bệnh có thể tồn tại từ hạt giống hoặc do từ môi trường đất, cũng như không khí. Dấu hiệu của loại bệnh này trên cà chua là những vệt nâu trên lá và nhanh chóng lây lan sang quả và các cây khác. Để phòng trừ loại bệnh này, bạn cần tuân thủ các cách sau:
+ Sử dụng hạt giống tốt từ một nhà cung cấp uy tín.
+ Không dùng hạt giống từ cây bị bệnh.
+ Trồng cây ở khu vực có không khí trong lành và cách xa các loại cây khác.
+ Khoảng cách trồng các cây cà chua đủ xa để cây mọc tán và có đủ ánh nắng.
+ Tưới nước vào buổi sáng, và đảm bảo rằng bạn chỉ tưới vào đất, không tưới vào lá.
+ Ở giai đoạn đầu của bệnh bạc lá, hãy ngắt bỏ hết những lá bị nhiễm bệnh.
+ Dùng dung dịch sulfat để bảo vệ cây, lá khỏe mạnh.
Cách trồng chanh leo trĩu quả cho nhà phố (Xã hội) - (Phunutoday) - Chanh leo là loại cây ăn trái rất được yêu thích của người Việt. Với cách trồng cực đơn giản sau bạn sẽ có một giàn chanh leo sai quả tại nhà. |