Nữ y tá ôm con nhảy sông: Chưa đủ cơ sở cấu thành tội bức tử

10:45, Thứ tư 24/09/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - "Vợ chồng mâu thuẫn, xô xát, người chồng tức lên tát vợ một cái thì cũng không phải là hành vi đối xử tàn ác", Luật sư Bùi Đình Ứng nói.

15 ngày sau sự việc thai phụ ôm con 2 tuổi nhảy xuống dòng sông Lô tự vẫn ở Việt Trì, Phú Thọ, gia đình thai phụ đã gửi đơn đề nghị đến các cơ quan chức năng, cơ quan điều tra, đề nghị xem xét điều tra và khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với: Lê Hải Sơn (chồng), Nguyễn Thị Đa (mẹ chồng) và Lê Thị Hải Nga (chị chồng) về tội bức tử theo điều 100 của Bộ luật Hình sự.

nữ y tá ôm con tự tử

Hình ảnh mẹ con chị Mai trước khi mất khiến nhiều người thương xót.

Tuy nhiên, theo LS Bùi Đình Ứng, Trưởng văn phòng Luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn Luật sư Hà Nội, trong trường hợp này (thông qua những thông tin có được từ báo chí) thì những hành vi ứng xử của chồng và gia đình chồng chưa đủ cơ sở để cấu thành tội Bức tử.

LS Bùi Đình Ứng phân tích: Tại Điều 100 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về hành vi bức tử người khác bị coi là tội phạm là trường hợp: “…đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát…”.

Tức là, để cấu thành tội này thì hành vi của người bị truy tố phải là hành vi tàn ác, thường xuyên đánh đập, bỏ đói, bỏ rét… nạn nhân. Và người vợ đã nhiều lần tố cáo lên cơ quan chính quyền về việc bị chồng, bị mẹ chồng, bị chị chồng đối xử tàn ác với cháu, với tôi. Hoặc những hành vi tàn ác đó đã có nhiều người chứng kiến mà phẫn nộ. Còn mắng nhau, cãi nhau không phải là tàn ác.

nữ y tá

Luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng, khó có cơ sở để cấu thành tội bức tử của gia đình chồng chị Mai.

Thêm nữa là, để cấu thành tội Bức tử thì mối quan hệ giữa nạn nhân và người bị truy tố phải là quan hệ lệ thuộc. Lệ thuộc ở đây tức là lệ thuộc về kinh tế, lệ thuộc vào tinh thần. Nếu rời chồng, rời bà mẹ chồng ra thì cô này không thể tồn tại được nên phải ngậm đắng nuốt cay chịu đựng cho đến khi không chịu được nữa mà chết thì mới là bức tử.

Ví dụ như trường hợp người vợ ốm đau,bệnh tật không có công ăn việc làm, và lệ thuộc hoàn toàn vào người chồng, vào mẹ chồng. Nhưng lại bị người chồng, bị mẹ chồng bỏ mặc, rồi nhục mạ, đánh đập, ngược đãi thường xuyên khiến dư luận phản ứng. Sau đó, người vợ này ức quá mà đi tự tử thì người chồng, người mẹ chồng mới bị cấu thành tội bức tử.

Còn trong trường hợp này, người vợ có công ăn việc làm, đã từng bỏ ra ở riêng, tức là cô ấy đã có thể chủ động được cuộc sống. Hơn nữa, sau khi ra ở riêng, người chồng thuyết phục, làm công tác tư tưởng và người vợ đã đồng ý trở về sống chung với gia đình chồng, tức là tình cảm vợ chồng vẫn còn.

Còn việc vợ chồng mâu thuẫn, xô xát, và người chồng tức lên tát vợ một cái thì cũng không phải là hành vi đối xử tàn ác. Việc bà nội không yêu quý cháu, mẹ chồng nàng dâu không hợp tính hợp nết nên thường xuyên mâu thuẫn cũng không thể cấu thành tội bức tử được.

“Kể cả là trường hợp vợ chồng, mẹ chồng, chị chồng – nàng dâu vừa đánh nhau xong, nàng dâu đi tự tử thì cũng không phải là bức tử” – LS Bùi Đình Ứng nói.

nữ y tá tự tử
Vụ nữ y tá ôm con nhảy sông: Kiện nhà chồng tội bức tử
"Khi dư luận lắng xuống mình cũng lường trước sẽ có cái đơn này. Khuấy động báo chí, khuấy động mạng xã hội chán rồi thì viết đơn”, anh S. nói.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: trang.nt