Khen ngợi cũng cần nguyên tắc, tránh làm người khác tổn thương

21:00, Thứ ba 22/03/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Lời khen là rất cần thiết, vì nhờ có lời khen người ta sẽ vui vẻ và có động lực hơn. Nhưng lời khen cũng cần có những nguyên tắc cần lưu ý.

Trước khi tìm hiểu nguyên tắc của lời khen, ta cùng đọc câu chuyện nhỏ dưới đây.

Có một vị học giả đến làm phỏng vấn ở Mỹ từng trải qua một câu chuyện như này:

Cuối tuần, cô đến nhà một vị giáo sư làm khách. Vừa đến cửa cô nhìn thấy cô con gái nhỏ 5 tuổi của vị giáo sư. Cô bé có mái tóc màu vàng óng, đôi mắt xanh tuyệt đẹp, không kiềm lòng được cô khen em bé xinh đẹp quá. Khi cô mang quá ra tặng cho cô bé, cô bé mỉm cười cảm ơn. Lúc đó, cô ấy khen: “Cháu xinh quá, đúng là rất đáng yêu!”

Cách khen như vậy ở Trung Quốc là rất bình thường, nhưng, vị giáo sư Bắc Mỹ kia lại không vừa ý. Sau khi cô bé vào phòng, vị giáo sư trầm lặng lại, nói với học giả kia: “Cô vừa làm tổn thương con gái tôi, cô nên xin lỗi con bé!”

Học giả kia rất ngạc nhiên, nói: “Tôi chỉ khen con gái ngài mà thôi, không hề có ý làm tổn thương cháu!” nhưng vị giáo sư một mực lắc đầu nói: “Cô khen bé vì xinh đẹp. Nhưng chuyện “xinh đẹp” không phải là công sức của bé, đây là gen di truyền từ bố mẹ, không liên quan gì đến cá nhân bé. Nhưng bé vẫn còn nhỏ chưa phân biệt được, sẽ cho rằng đây là năng lực của bé. Hơn nữa một khi bé cho rằng xinh đẹp là thứ đáng để khoe khoang, bé sẽ coi thường những bạn nhỏ có khuôn mặt bình thường hoặc xấu hơn bé. Việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến cháu.”

“Thật ra, cô có thể khen bé cười xinh và lễ phép, đó là kết quả của sự nỗ lực của bé. Vì vậy…” vị giáo sư kia nhún vai nói “…xin hãy xin lỗi bé vì lời khen vừa rồi.”

Vị học giả kia chỉ có thể chính thức xin lỗi cô bé, đồng thời khen cô bé lễ phép và đã mỉm cười với mình.

Trải qua việc này, vị học giả mới hiểu ra một điều: khi khen trẻ con nên khen sự cố gắng và lễ phép của trẻ, chứ không phải khen trẻ thông minh hoặc xinh đẹp. Bởi vì thông minh và xinh đẹp là ưu thế trời cho, chứ không phải điều đáng để khoe khoang, nhưng sự chăm chỉ nỗ lực lại khác, nó là phẩm chất đáng quý ảnh hướng đến cả cuộc đời trẻ sau này.

Lời khen đối với người lớn hay trẻ nhỏ đều vô cùng quan trọng. Nhờ có lời khen, người ta sẽ cảm thấy hào hứng, thấy rằng công sức của mình bỏ ra được công nhận. Tuy nhiên, không phải lời khen nào nói ra cũng có tác dụng đúng đắn.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa

Chính vì thế, khi muốn khen, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc vàng sau đây:

Khen ngợi chứ không tâng bốc

Để tránh những trường hợp bị nghĩ là đang bợ đỡ, bạn hãy đưa ra lời khen gián tiếp thông qua một người thứ 3. Thay vì nói trực tiếp với ai đó (ông chủ, khách hàng, người mà bạn thầm yêu…) sự ngưỡng mộ của bạn đối với họ, hãy nói điều đó với người có quan hệ thân thiết với đối tượng mà bạn muốn khen.

Đây là cách giúp bạn thoát khỏi nguy cơ bị nghi ngờ rằng bạn là kẻ xu nịnh đang cố gắng đạt điều mình muốn. Đưa ra lời khen gián tiếp thông qua một người thứ 3, bạn cũng sẽ để lại cho đối tượng tiếp nhận niềm hạnh phúc tuyệt vời rằng bạn đang nói với cả thế giới về những ưu điểm lớn của họ.

Ngoài ra, cách này cũng còn có thể áp dụng trong những trường hợp tương tự. Đó là, bất cứ khi nào bạn nghe được lời tán dương về người nào đó, đừng để lời tán dương này kết thúc sau khi bạn nghe xong, mà hãy ghi nhớ và nói lại cho người được khen. Khi đó, người được khen sẽ là người hạnh phúc nhất và hẳn nhiên, tất cả mọi người đều yêu quý những ai mang đến cho họ tin tức vui vẻ, tốt lành.

Ngầm bày tỏ sự ngưỡng mộ

Không nên đưa ra một lời khen quá lộ liễu, chỉ nên ngụ ý điều gì đó tốt đẹp về người đối thoại với bạn mà thôi. Bạn cũng phải hết sức chú ý về những hàm ý không tốt ngoài ý muốn như: “Mặc dù hơi mập nhưng bạn nhảy rất đẹp đấy…”

Một cách ngầm khen ngợi khác đó là, “lời khen tình cờ”: khéo léo đưa lời khen vào trong câu nói của bạn. Hãy thử đi, bạn và họ sẽ cảm thấy thích, ví dụ: “ Bạn quá rành về luật hợp đồng nên bạn tìm hiểu kỹ trước khi ký kết còn tôi thật là dại dột vì đã không làm như vậy”…

Khen cụ thể không khen chung chung

“Giỏi quá!” đây là cách khen thường gặp nhất của người lớn với trẻ con. Trong mắt các bậc phụ huynh, mỗi bước trưởng thành của con đều đáng mừng, đáng khen – bé biết cười, bé biết lật người, bé biết bò, bé biết nói…chính trong lúc vui vẻ đó, bố mẹ quen khen bé “giỏi quá!” “tuyệt lắm!” thậm chí cả đến câu cảm thán “Oa! A!” cũng đầy sự tán thưởng.

Khen trẻ một cách qua loa như vậy, ví dụ như giỏi lắm, sẽ khiến trẻ thấy khó hiểu. Có lẽ trẻ chỉ bê một mâm cơm nhưng mẹ lại vui mừng quá mức khen bé “Ngoan quá, con giỏi lắm!” , không bằng hãy nói với con “Cảm ơn con giúp mẹ bê cơm nhé, mẹ rất vui!”. Cách khen ngợi cụ thể như vậy trẻ sẽ dễ tiếp nhận hơn, hiểu được sau này nên làm như vậy, hiểu sau này nên cố gắng như nào.

Khen sự nỗ lực không khen thông minh

“Thông minh quá!” – lại là một cách phụ huynh hay dùng để khen con. Mỗi bước tiến bộ của trẻ đều được định nghĩa bằng từ “thông minh”, kết quả chỉ có thể khiến trẻ cho rằng thành tích tốt tương qua với thông minh, một mặt khiến trẻ trở nên “tự phụ” chứ không phải “tự tin”, mặt khác, khi phải đối mặt với thách thức trẻ sẽ chọn cách trốn trách, bởi không muốn xuất hiện kết quả không tương quan với sự thông minh.

Một nhóm nghiên cứu của Mỹ từng cho một nhóm trẻ lớp mầm non làm một vài câu hỏi khó, sau đó, nói với một nửa số trẻ: “Con trả lời đúng 8 câu, các con thông minh quá!” nói với một nửa còn lại: “Con trả lời đúng 8 câu, các con rất chăm chỉ!”

Sau đó giao cho trẻ lựa chọn hai loại nhiệm vụ: một là có thể làm sai nhưng sẽ học thêm được điều mới, hai là nếu nắm chắc sẽ làm rất tốt. Kết quả, 2/3 số trẻ được khen thông minh chọn nhiệm vụ dễ hơn, 90% trẻ được khen chăm chỉ lựa chọn nhiệm vụ có tính thách thức cụ thể.

Đưa ra lời khen đúng lúc

Khi ai đó lập được một thành tích, dù cho đó là một kỳ tích hay thành tựu nho nhỏ, ngay lập tức bạn hãy tự động khen đúng thời điểm họ vừa hoàn thành – không phải là sau 10 phút, 20 phút mà phải là ngay lúc đó. Giây phút những người thành công bước ra khỏi phòng họp, ra khỏi nhà bếp hay ánh đèn sân khấu, điều duy nhất mà họ muốn nghe là: “Ôi, thật tuyệt vời” và lời khen đúng lúc đó sẽ không để giây phút hạnh phút của họ trôi qua vì lời khen muộn màng của bạn.

Đừng lo họ sẽ không tin bạn, cho dù họ không thực sự thể hiện tốt thì người nhận lời khen cũng sẽ đánh giá cao sự tế nhị lúc đó và sẽ tha thứ cho lời nói dối của bạn. Bởi sự “tinh tế” do muốn tôn trọng người khác của bạn bao giờ cũng được ưu tiên hơn so với việc nói ra sự thật.

"Chân dung" mẫu phụ nữ mà tất cả các chàng đều khao khát
(Chia sẻ) - (Phunutoday) - Một cô gái trong sáng, sống thật lòng, giàu nhiệt huyết và vui vẻ luôn được các chàng đánh giá rất cao.
Vợ tôi rất đẹp nhưng
Vợ tôi rất đẹp nhưng "chuyện ấy" thì nhạt thếch
(Chia sẻ) - (Phunutoday) - Vợ tôi đẹp thật, ngoan thật, nhưng ngoài hai thứ ấy ra, cô ấy chẳng được nước gì.
Những câu nói thắp lửa để đời của nhạc sĩ Trần Lập
Những câu nói thắp lửa để đời của nhạc sĩ Trần Lập
(Xi nhan) - (Phunutoday) - “Vì đời là những chuyến đi dài, những giấc mơ dài, để được sống với đam mê, dẫu có dại khờ, rồi có lúc vượt qua bao nhiêu bão bùng…”.
7 mẫu phụ nữ bị ghét nhất nơi công sở
7 mẫu phụ nữ bị ghét nhất nơi công sở
(Xi nhan) - (Phunutoday) - Công sở là chốn thị phi, nhất là những cô nàng có đặc điểm dưới đây thường rất hay bị mọi người cô lập, xa lánh.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link