Ép hoa quả hè chín sớm nhờ thuốc có chứa chất độc dioxin?

06:38, Thứ ba 17/05/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bước vào đầu mùa hè, hoa quả là mặt hàng được ưa chuộng tiêu thụ hơn. Sớm nắm được tâm lý của người tiêu dùng, các thương lái đã đổ sô về tận các nhà vườn ở khắp các tỉnh thành thu mua với số lượng lớn, thậm chí tận thu cả những trái cây còn rất non để biến thành quả chín vàng nhờ thuốc ép chín của Trung Quốc. Tuy nhiên, các loại chất ép chín trái cây này trôi nổi trên thị trường rất nhiều nhưng chưa được cơ quan chức năng nghiên cứu và xử lý.

(Phunutoday) - Bước vào đầu mùa hè, hoa quả là mặt hàng được ưa chuộng tiêu thụ hơn. Sớm nắm được tâm lý của người tiêu dùng, các thương lái đã đổ sô về tận các nhà vườn ở khắp các tỉnh thành thu mua với số lượng lớn, thậm chí tận thu cả những trái cây còn rất non để biến thành quả chín vàng nhờ thuốc ép chín của Trung Quốc. Tuy nhiên, các loại chất ép chín trái cây này trôi nổi trên thị trường rất nhiều nhưng chưa được cơ quan chức năng nghiên cứu và xử lý.


Các nhà vườn trồng mít, sầu riêng, chuối… ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ vừa cung cấp cho báo chí biết: nhiều thương lái đến tận vườn “săn” cả trái sống, thậm chí còn non rồi xử lý bằng hóa chất cho trái chín.

Một chủ vườn sầu riêng ở Cai Lậy - Tiền Giang cho biết vườn sầu riêng của anh vừa thu hoạch xong, sớm hơn dự kiến 10 ngày vì thương lái cứ nài nỉ mua cả vườn với giá khá tốt. Anh kể sau khi hái xong, thương lái phân loại trái chín cây để riêng, trái còn sống thì xử lý ngay tại vườn bằng một thùng nước có pha một loại hóa chất không mùi, màu trắng để sầu riêng nhanh chín. Anh còn cho biết hầu hết chủ vựa trái cây đều phải sử dụng hóa chất nếu muốn có trái chín đồng loạt để bán.

trái còn sống thì xử lý ngay tại vườn bằng một thùng nước có pha một loại hóa chất không mùi, màu trắng để sầu riêng nhanh chín.
Trái sầu riêng còn sống thì xử lý ngay tại vườn bằng một thùng nước có pha một loại hóa chất không mùi, màu trắng để sầu riêng nhanh chín.

Giới thương lái chuyên thu mua trái cây ở một số tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ cũng sử dụng các loại hóa chất để xử lý làm chín trái cây. Chị Hậu, nhà ở Long Khánh - Đồng Nai, cho biết chị đã từng chứng kiến thương lái thu gom mít còn sống rồi nhúng vào thùng nước có pha bột hóa chất màu trắng trước khi mang ra khỏi vườn.

Không chỉ có mít, sầu riêng mà một số loại trái cây khác như chuối, xoài, đu đủ… cũng được thương lái, chủ vựa xử lý chín ép.

Trên những cánh đồng ngoài bãi của huyện Đan Phương (Hà Nội) các loại hoa quả như đu đủ, chuối, bưởi vẫn còn xanh um. Người nông dân cắt đu đủ, chuối còn xanh nguyên về để đầy góc nhà. Trước đây để làm chín các loại hoa quả người ta đã giấm chúng bằng hương và đất đèn. Nhưng cách làm này đã trở nên lỗi thời trước hàng loạt loại thuốc giấm siêu tốc giá rẻ, hiệu quả nhanh đang bán trôi nổi trên thị trường. Có nhiều loại thuốc tẩm ướp hoa quả, nhưng loại được người ta sử dụng nhiều là loại hoá chất để nhúng, lau, phun và chấm vào củ, quả để chúng chín siêu tốc và bóng đẹp. Loại thuốc này do nước ngoài sản xuất nhập lậu vào trong nước và là thuốc cấm sử dụng.

Theo một số người dân cho biết, thuốc “hoa quả thúc chín tố” bán đầy rẫy và cực kỳ dễ mua.  Một hộp “Hoa quả thúc chín tố” giá 13.000 đồng. Cái giá quá rẻ khi hộp thuốc này có 20 ống, mỗi ống là 5ml. Thuốc do nước ngoài sản xuất nhưng dường như sản xuất ra là để bán ở Việt Nam vì trên bao bì đã dịch sẵn tên thuốc và giới thiệu cách sử dụng bằng tiếng Việt.

Một người buôn hoa quả quê ở Chúc Sơn (Hà Nội) cho biết:  Chị vẫn mua Thuốc kích ép chín của Trung Quốc ở các cửa hàng bán thuốc trừ sâu về pha loãng với nước để tưới lên hoa quả. Loại thuốc này làm chín rất nhanh. Một lọ nhựa khoảng 5ml pha với 2 lít nước có thể dùng để nhúng cả tạ quả cũng được.

Khi được hỏi các loại quả chị thúc chín bằng thuốc đó gia đình chị có dùng không thì chị này nói rằng, những loại quả ấy chỉ để đi chợ bán thôi, còn nhà ăn thì sẽ dùng những quả loại mà không tưới thuốc vào.


Theo một số người dân cho biết, thuốc “hoa quả thúc chín tố” bán đầy rẫy và cực kỳ dễ mua.
Theo một số người dân cho biết, thuốc “hoa quả thúc chín tố” bán đầy rẫy và cực kỳ dễ mua.

Tại một cửa hàng nhỏ ở Thanh Trì (Hà Nội), khi hỏi mua loại thuốc này, ông chủ quán đưa ra một hộp, trên vỏ hộp ghi rõ: “Hoa quả thúc chín tố”. Mỗi hộp có 20 ống bằng nhựa mềm, mỗi ống 5ml hóa chất có tem màu vàng bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.

Theo hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt có ghi: “Hoa quả thúc chín tố là loại thuốc có hiệu lực cao, tăng chín nhanh cho hoa trái, quả bóng tươi đẹp, cải thiện thực chất, chất lượng hoa quả. Loại thuốc này được phổ biến thích hợp dùng cho các loại hoa quả như chuối, dứa, xoài, hồng, lê, chanh, cam, cà chua... Sử dụng lượng thuốc ít, hiệu suất cao, dễ sử dụng”. Nhưng ở phần “Những điều cần chú ý” lại ghi thêm: “Loại thuốc này có khả năng ăn mòn kim loại, có chất kích thích đối với mắt và da, nên chú ý ngăn tránh sự tiếp xúc trực tiếp đối với thuốc”.

Xung quanh việc các thương lái dùng thuốc “Hoa quả thúc chín tố” để ép mít, sầu riêng, xoài, đu đủ chín kể cả quả còn non còn sống, Phóng viên Phunutoday đã trao đổi với chị Hằng- Trưởng bộ môn Bảo quản và chế biến hoa quả, Viện Nghiên cứu rau quả (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) được biết thuốc thúc chín có nhiều loại khác nhau. Hiện những loại thuốc thúc chín của Trung Quốc trôi nổi trên thị trường rất nhiều.

Hoạt chất có trong “Hoa quả thúc chín tố” là ethrel. Hoạt chất này có trong danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng nhưng chỉ dùng để kích thích mủ cao su. Hoạt chất này cũng có trong đất đèn.
Chị Hằng cũng cho biết trong  “Hoa quả thúc chín tố” là thuốc của Trung Quốc, trên thuốc cũng không ghi là thành phần gì cả, nhưng các nghiên cứu trước đây đã phát hiện được một thành phần trong đó là có etylen, một loại chất độc, hàm lượng cho phép sử dụng rất nhỏ.

Chị Hằng cho biết thêm các nhà nghiên cức còn nghi ngờ có thành phần hoạt chất 2,4 D (đioxin) trong thuốc thúc chín hoa quả, loại chất này thường nằm trong thuốc diệt cỏ và rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu phun hoặc nhúng chất này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, etylen tác dụng với thành phần nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat, một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3mg/m3.

Trước những thông tin về việc xử dụng thuốc kích chín, chống thối đối với các loại hoa quả, phong viên Phunutoday đã ghi lại ý kiến của những người tiêu dùng. Đa phần người mua đều có tâm lý lo sợ và không muốn dùng những loại hoa quả đẹp mã và trái mùa, khác vùng để ăn uống.

Chị Lan Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: mình cũng rất thích ăn mít, nhưng mấy lần dừng lại ở các xe mít bên đường thấy họ bổ quả mít ra nhìn vẫn còn trắng ởn không chín vàng và mềm như mít quê vậy mà ăn vào vẫn thấy vị ngọt và hơi sượng lại thêm thông tin việc tưới thuốc cho non thành già thế này nên mình rất sợ, cạch luôn không dám mua mít về ăn nữa.

Chị Thùy Vi một người dân sống trên phố Bạch Đằng lo lắng: nhà mình nhiều trẻ con nên hay mua hoa quả về để các cháu ăn cho mát. Mỗi sáng đi chợ mình cũng đều chạy qua hàng hoa quả để chọn Lê, Táo, cam, quýt Sài Gòn. Nhưng một lần bé nhà mình đánh rơi quả lê xanh vào gầm giường, mình quên không lấy ra. Bẵng đi gần 3 tháng mình dọn nhà lật giường lên vẫn thấy quả lê vẫn xanh rờn nằm yên trong góc mà không thối, không vàng. Được chứng kiến tận mắt mình sợ quá, giờ chỉ dám ăn hoa quả theo mùa và nhờ những người quen ở quê mua hộ hoa quả nhà trồng thôi.
  • Linh Ngân
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc