Những người phải nói không với việc ăn dứa

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dứa là trái cây mùa hè được nhiều chị em ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng được ăn dứa đâu bạn nhé!

Người bị tăng huyết áp

người không được ăn dứa
Người tăng huyết áp không được ăn dứa.

Chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 -  HT) có trong dứa là một dược chất có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vì vậy, nếu người có tiền sử tăng huyết áp khi sử dụng nhiều dứa dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.

Người bị dạ dày không nên ăn dứa

Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Phụ nữ mang thai

người không được ăn dứa
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g).

Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.

Hơn nữa, ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa, nên khi chế biến cần loại bỏ quả dập nát loại bỏ hết mắt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đặc biệt, cần lưu ý khi bụng đói không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng không nên ăn dứa

Men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... nặng hơn có thể gây khó thở...

Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...

Những mối nguy hiểm từ ăn dứa bạn phải biết
Những mối nguy hiểm từ ăn dứa bạn phải biết
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Quả dứa được nhiều người ưa chuộng và cũng tốt cho sức khỏe nhưng nếu không chú ý đây sẽ là mầm bệnh đối với cơ thể.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn