Lời kể của nữ thạc sĩ được ông Nguyễn Bá Thanh giúp xin việc

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Sau 3 năm cầm hồ sơ tốt nghiệp đại học loại giỏi và thạc sĩ đi xin việc khắp nơi không được, chị Nhung đã được ông Nguyễn Bá Thanh xin việc.

Bà Lê Thị Giỏi mẹ của Nhung nói trong nước mặt, bảo: "Cứ nghĩ cho con học lên thạc sỹ sẽ dễ xin việc hơn. Nhà thì cũng không khá giả gì, nhiều hôm hai vợ chồng chia nhau gói mì tôm để dành tiền cho con đi học.

Nhưng nó chưa có việc, không khí trong nhà lúc nào cũng nặng nề. Chẳng biết kêu ai mới nhờ đến đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh".

Sau buổi tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà, chiều 23.9.2013, ông Nguyễn Bá Thanh đã gặp riêng mẹ của Nhung tiếp nhận hồ sơn xin việc và bút phê. Dù không biết ông Thanh "bút phê" gì nhưng với Nhung đó như một niềm hy vọng nhen nhóm.

Không nhớ nổi đã làm bao nhiêu hồ sơ xin việc

Cô thạc sỹ 26 tuổi với khuôn mặt ưa nhìn, dáng người cao ráo kể năm 2010, Nhung tốt nghiệp loại giỏi ngành Sư phạm Văn (Đại học Sư phạm Đà Nẵng) và bắt đầu hành trình đi xin việc.

Ban đầu, cô cử nhân xin vào thử việc ở một trường tư nhưng thời gian gò bó. Muốn học lên để có thêm kiến thức, Nhung nghỉ dạy và thi đậu vào học thạc sỹ ngành Việt Nam học (Đại học Sư phạm Đà Nẵng).

Mô tả ảnh.
Chị Trang Nhung có thành tích học tập rất tốt nhưng quá trình xin việc lại rất khó khăn.

Vừa học thạc sỹ, Nhung vừa cùng mẹ cầm tấm bằng đại học đi nộp khắp nơi, từ trường ĐH Duy Tân, ĐH Đông Á, ĐH Sư phạm Đà Nẵng đến Học viện Chính trị Trung ương 3… Nhưng nhiều trường đều lắc đầu nói chưa có nhu cầu tuyển, nơi nhận hồ sơ thì không thấy gọi đến phỏng vấn.

Hai mẹ con cũng đến Sở Giáo dục để hỏi về nhu cầu tuyển dụng. Nhưng sở thì bảo xuống trường hỏi xem trường nào có nhu cầu tuyển giáo viên, trường thì lại nói lên sở nộp hồ sơ. Tháng 12/2012, Nhung tốt nghiệp thạc sĩ với tấm bằng giỏi. Nhưng những lần đi xin việc sau đó cô vẫn chỉ nhận được những cái lắc đầu.

Tìm hiểu về số lượng thi tuyển công chức ngành giáo dục, Nhung được biết mỗi năm trường chỉ tuyển một chỉ tiêu. Diện đặc cách công chức thì giáo viên phải có 3 năm kinh nghiệm (trừ một năm thử việc).

Vào được giáo viên hợp đồng là có cơ hội được thi vào biên chế, Nhung mạnh dạn lên Sở giáo dục hỏi "tiêu chí nào để tuyển giáo viên dạy hợp đồng", nhưng nhận được câu trả lời "không có tiêu chí nào".

"Em không nhớ nổi mình đã làm bao nhiêu hồ sơ đi xin việc và rối bời bởi không ngờ cầm tấm bằng sư phạm loại giỏi đi xin việc mà cực khổ đến thế", Nhung bật khóc.

Theo cô nhiều bạn bè cùng có hộ khẩu Đà Nẵng như mình sau khi tốt nghiệp đại học hay thạc sỹ loại khá đều đã có việc làm, chỉ số ít những người ở tỉnh lẻ phải rời thành phố về quê.

Giờ thạc sĩ nhiều người thất nghiệp lắm

Thương mẹ đã trải qua ba cuộc phẫu thuật vì bệnh tim, khối u, bố là bộ đội phục viên nhưng phải đi làm bảo vệ cho nhà hàng, Nhung đi dạy thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Mô tả ảnh.
Ông Nguyễn Bá Thanh.

Công việc gia sư với thu nhập khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng phần nào giúp cô sống với hoài bão của nghề "gõ đầu trẻ", nhưng cũng được một thời gian rồi đành nghỉ.

Gần một năm nay, Nhung xin đi làm công nhân thời vụ ở khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu).

"Nhiều người đi làm công nhân như em cũng là cử nhân đại học. Em cũng chẳng khi nào nói với bạn làm cùng công ty rằng mình là thạc sỹ, phần vì xấu hổ, phần sợ họ bảo mình nói láo vì thạc sỹ mà không xin được việc", Nhung nói.

Trong những câu chuyện cùng bạn bè, cô ít khi đề cập đến công việc. Nhưng về nhà lại ngồi thui thủi khóc một mình. Bà Giỏi khuyên con không nhất thiết phải đi dạy nữa, miễn là có được công việc ổn định.

"Nhưng công ty thì không nhận em vào biên chế vì không có tiền trả lương theo bằng thạc sỹ", Nhung chia sẻ.

Trở lại với việc vừa được ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc, Nhung tâm sự: "Giờ em chỉ muốn có được công việc ổn định, miễn sao được gần gia đình để chăm sóc mẹ đau ốm. Còn nếu lần này không được nữa, chắc em sẽ vào Quảng Ngãi, chỗ chị gái, để tìm kiếm cơ hội việc làm".

Nhung kể có người bạn cũng tốt nghiệp thạc sỹ ngành sinh thái học (ĐH Sư phạm Đà Nẵng) loại khá nhưng đang phải làm tạm công việc gia sư, ghé nhà. "Bây giờ thạc sỹ như em cũng còn nhiều người thất nghiệp lắm.

Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời
13h05, ông Nguyễn Bá Thanh vẫn đang được hô hấp bằng máy. Đến 13h10, ông đã trút hơi thở cuối cùng.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn