Những cuộc "xâm lăng" của rắn khiến người dân hoảng loạn

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Những cuộc xâm lăng quy mô lớn của loài rắn tại các ngôi làng khiến dân chúng vô cùng hoảng loạn.

Cuộc xâm lăng của hàng ngàn con rắn độc ở Martinique, Pháp

Vào năm 1902, núi Peleé – một ngọn núi nằm trên đảo Martinique ở Pháp đã phun khí, tro khắp đảo và gây ra chấn động mạnh mẽ cho toàn khu vực. Sự phun trào này đã đẩy hàng ngàn con côn trùng và rắn độc chạy vào các làng lân cận, giết chết 50 người và gần 200 cá thể động vật khác nhau.

Mô tả ảnh.
Sự phun trào của núi lửa đã đẩy hàng ngàn con rắn độc chạy vào các làng lân cận.

Đầu tiên là đợt ‘tấn công’ của những con kiến vàng cùng loài rết đen, to. Chúng bò thành từng đàn khổng lồ trên những triền núi của núi Peleé, tràn ra các con đường và bắt đầu tấn công những công nhân làm việc gần đấy.

Sau đó là những loài rắn độc chui ra khỏi tổ và đe dọa mạng sống hàng chục người cùng vật nuôi.

Cho đến nay, đây được coi là một trong những trận phun trào núi lửa tồi tệ nhất trong lịch sử.

Đảo Guam khốn khổ vì rắn cây nâu hơn 60 năm

Chuột chết tẩm thuốc nằm rải rác trong những cánh rừng tên đảo Guam (thuộc Mỹ) là biện pháp của các nhà khoa học đối với nạn rắn cây nâu hoành hành trên đảo này hơn 60 năm qua. Phần lớn những loài chim bản địa trên đảo đã tuyệt chủng vì trở thành mồi cho rắn. Rắn cây nâu thường dài khoảng 1 m, nhưng có thể đạt đến chiều dài tối đa đến 3 m.

Mô tả ảnh.
Rắn cây nâu.

Hiện khoảng 2 triệu con rắn sống trên đảo, chúng ăn thịt động vật, tấn công người dân và thậm chí làm đứt đường dây điện khi di chuyển, theo hãng tin AP. Rắn cây nâu là loài rắn có nọc độc, nhưng không đủ mạnh để gây chết người.

Một báo cáo năm 2010 của Trung tâm nghiên cứu động vật hoang dã Mỹ cho biết loài rắn này có thể gây thiệt hại kinh tế khoảng gần 500 triệu USD đến hơn 2 tỷ USD mỗi năm nếu chính quyền không có biện pháp kiểm soát hiệu quả. Những thiệt hại được tổng hợp từ các yếu tố như cúp điện diện rộng, suy giảm du lịch (do hệ sinh thái ảnh hưởng), chi phí điều trị cho người bị rắn cắn. "Không có nơi nào trên thế giới đối mặt với vấn đề vì rắn như ở Guam", Daniel Vice, đại diện Bộ Nông nghiệp Mỹ phụ trách khu vực các quần đảo Thái Bình Dương, than thở.

Dân Trung Quốc chạy trốn rắn hổ mang xổng chuồng

Ngôi làng Xianling (tây nam Trùng Khánh) trở nên vắng tanh vào những ngày đầu tháng 9/2010, do người dân sơ tán hết khỏi đây sau khi kinh hãi phát hiện một đàn rắn hổ mang mới nở đã trốn thoát khỏi lồng ấp và tràn ra ngoài. Rắn bò vào nhà bếp, nhà vệ sinh, trườn trước sân trong sự hoảng sợ của người dân. "Tôi sợ hãi và hét toáng lên khi nhìn thấy một con rắn trong phòng tắm", bà Zhang Suli cho biết.

Mô tả ảnh.
Ông Cai Young bên số rắn hổ mang xổng chuồng đã bị bắt lại.

Theo báo McClatchy, chủ nhân của số rắn này là ông Cai Yong. Việc nuôi ấp 3.000 trứng rắn hổ mang trái phép diễn ra tại một ngôi trường bỏ hoang, lồng ấp làm tạm bợ bằng ván ép, gạch và vải lưới. Cai dự định sẽ chiết nọc độc để bán cho các cơ sở chế biến thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, điều ngoài dự kiến của ông là hơn 160 con rắn đã bò ra ngoài từ một lỗ trong buồng ấp. Sự việc chỉ được phát hiện vào ngày 4/9.

Wang Yunping, quan chức kiểm lâm địa phương, nói chính quyền đã nỗ lực trấn an người dân rằng lũ rắn còn rất nhỏ. Sau gần 2 tuần, cơ quan y tế chưa ghi nhận trường hợp người dân nào bị rắn cắn. CNN cho biết một đội chuyên gia bắt rắn đã đến hiện trường để xử lý vụ việc. Họ bắt lại phần lớn lũ rắn xổng chuồng và giết một số con. Hàng nghìn con rắn còn lại của Cai Yong được chuyển đến một phòng thí nghiệm nuôi giống tại Quảng Tây.

Dân Australia bỏ nhà cửa vì rắn độc xâm lược

Trong trận lũ nghiêm trọng vào tháng 4/2011, khoảng 75.000 dân ở Brisbane (bang Queensland, Australia) phải đối mặt với cơn ác mộng khác: đàn rắn theo dòng nước tiến về thành phố. Chúng tìm chỗ khô ráo để ẩn náu trong mùa lũ.

Mô tả ảnh.
Rắn bò trên hàng trào trong mùa lũ.

Một nhân chứng nói trên AFP rằng, anh trông thấy con rắn dài tới 2 m ngay giữa trung tâm thành phố. Theo người dân, trong đàn rắn có cả những con rắn độc thuộc loại rắn hổ như rắn nâu, rắn đen bụng đỏ, treo mình trên những cành cây hoặc trốn trong các góc nhà. "Tôi phải đóng kín tất cả các cửa để lũ rắn không thể vào nhà. Mẹ tôi suýt chết vì một con rắn nâu", Suzanne Miller, chủ một quán rượu, cho biết.

Giám đốc cơ quan khẩn cấp tiểu bang, ông Scott Mahaffey, cảnh báo người dân phải hết sức cẩn thận vì đàn rắn rất hung tợn. "Chúng đang trong mùa giao phối nhưng buộc phải rời tổ, do vậy lũ rắn rất dễ kích động". Khoảng 200 người buộc phải sơ tán khỏi nhà để tránh loài bò sát này.

Hơn 140.000 con rắn “tung hoành” trong thị trấn ở Mỹ

Đầu tháng 7/2014, người dân ở Naperville, ngoại ô Chicago (bang Illinois, Mỹ) kinh hoàng khi phát hiện hàng nghìn con rắn xuất hiện trong thị trấn. Rắn bò khắp nơi, trong công viên, trên đường phố, gốc cây ở vỉa hè, thậm chí ngay trong sân vườn. Chúng dường như vừa thức giấc sau một kỳ ngủ đông dài.

Mô tả ảnh.
Rắn chuông.

"Lũ rắn không hề sợ con người", cô Nacy Quigley, một người dân nói trên báo Chicago Tribune. Một đàn rắn bò qua lại ngay trước cửa nhà Nancy, nhiều con khác nấp trong bụi cây gần đó. Người giao hàng cho Nancy khi trông thấy lũ rắn đã tỏ ra rất sợ hãi. "Anh ấy bỏ kiện hàng xuống đất và chạy về xe tải ngay lập tức".

Nancy đã sống ở thị trấn hơn 19 năm nhưng cô nói chưa bao giờ thấy rắn xuất hiện nhiều như vậy. Cơ quan kiểm soát động vật Naperville (NAC) ước tính khoảng 142.000 con rắn hoành hành ở thị trấn khi đó.

Có 4 loài rắn độc sinh sống ở bang Illinois, trong đó có hai loại rắn chuông. Tuy nhiên, NAC cho biết phần lớn lũ rắn ở Naperville đều là rắn không mang nọc độc. Dẫu vậy, ông David Drake, một chuyên gia về rắn, khuyến cáo người dân không nên đến gần hay khiêu khích chúng để tránh bị rắn tấn công, trong trường hợp xấu thì họ có thể "chọc giận" nhầm một con rắn độc.

Cận cảnh loài rắn lục đuôi đỏ gây rúng động dư luận
Là loài cực độc trong số các loại rắn lục, rắn lục đuôi đỏ không đẻ trứng mà đẻ con, ít nhất mỗi lần đẻ khoảng 12 con.
Theo:  khoevadep.com.vn copy link