10 kiêng cữ chuẩn khoa học mẹ mang thai tháng cuối phải học thuộc

11:00, Chủ nhật 19/08/2018

( PHUNUTODAY ) - 3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nhất. Dưới đây là 8 điều các chuyên gia, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên kiêng trong tam cá nguyệt thứ 3.

1. Lái xe máy

Tự mình điều khiển xe máy khi thai đã lớn cũng là chuyện nên kiêng. Vì bụng to khiến mẹ giữ thăng bằng khó, nếu có bất trắc thì không thể xoay chuyển tình thế linh hoạt được. Hoặc đôi lúc mệt mỏi, chóng mặt giữa đường rất nguy hiểm. Tốt nhất mẹ nên nhờ bố hoặc người thân đưa đi cho an toàn.

2. Ăn đồ tái sống

ba_bau_3_thang_dau_co_nen_an_hai_san_-_cham_soc_ba_bau_trong_3_thang_dau_5

Trong đồ tái, sống thường có nguy cơ chứa đựng ký sinh trùng toxoplasmosis hay khuẩn E.Coli gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ của mẹ và bé. Thực tế, chuyện ăn đồ tái sống gần như bị kiêng kị suốt thời giang mang bầu, tuy nhiêu vào tháng cuối thai kỳ thì việc này càng cần phải thực hiện nghiêm ngặt và cẩn thận. Lý do là bởi ở giai đoạn này thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận tiêu hoá nên có thể ăn uống dễ dàng. Vậy nên, các vi khuẩn kí sinh trong đồ ăn tái dễ có nguy cơ ảnh hưởng tới em bé.

3. Thụt rửa âm đạo

Mẹ bầu nên tránh bơm rửa sâu trong âm đạo để gây ra hiện tượng tác động mạch hay tổn thương xuất huyết cổ tử cung … Đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm của âm đạo và cổ tử cung trong cơ thể bà bầu.

4. Để bụng đói trước giờ sinh

42183-giam-can-sau-sinh-3

Bạn vẫn biết, sinh đẻ tiêu hao rất nhiều sức lực. Bởi vậy, thai phụ không những phải chuẩn bị tinh thần mà còn phải ăn no, đủ chất để có năng lượng vượt cạn. Mẹ bầu nên ăn các món chứa nhiều dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hoá và cấm kỵ không nên ăn uống khi đã vào phòng sinh.

5. Đi đường xa

Bước vào những tháng cuối, bụng bầu của mẹ sẽ to lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, các cơ vùng kín cũng giãn theo và không còn dẻo dai như trước đây. Xương cốt của mẹ cũng yếu đi phần nào do phần lớn canxi bị trích rút đi nuôi thai nhi...

Chính vì vậy việc di chuyển đường xa trong thời gian dài sẽ khiến mẹ mệt mỏi, tê chân tay, đau nhức người. Thậm chí đi xa còn có thể gây động thai, thậm chí vỡ ối sớm, sinh non nên mẹ tốt nhất hãy hạn chế.

6. "Yêu" thường xuyên

20170203_094412_214819_spiritriau_Cegah-Bali.max-800x800

Nếu mẹ hoàn toàn khỏe mạnh thì các bác sĩ không hề cầm làm "chuyện ấy" khi mang thai, dù là trong 3 tháng cuối. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý "yêu" với cường độ vừa phải và nhẹ nhàng để tránh gây động thai, sinh non.

7. Nằm ngửa khi ngủ

3 tháng cuối, em bé trong bụng mẹ đã khá lớn nên mẹ cần tránh nằm ngửa khi ngủ vì vị trí này có thể cản trở lưu thông máu, chèn ép thai nhi. Tư thế nằm ngủ phù hợp nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang bên trái.

8. Xoa bụng và kích thích đầu ti

3-thoi-diem-tuyet-doi-khong-duoc-xoa-bung-bau-keo-sinh-non-xoay-ngoi-thai-nhi1_0_0

Khi bụng bầu đã "lùm lùm", bản thân mẹ và cả người thân, bạn bè sẽ rất thích xoa lên bụng như một cách giao tiếp với em bé bên trong. Tuy nhiên, xoa bụng nhiều và mạnh có thể kích thích tử cung co thắt dẫn đến sinh non.

9. Dọn nhà, làm vệ sinh

Cũng giống như nhiều loài động vật khác, con người thường có tâm lý "làm tổ" trước khi sinh con. Chính vì vậy, trước ngày đẻ, mẹ bầu thường muốn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp lại đồ đạc và chuẩn bị đò cho con.

Tuy nhiên, khi làm việc nhà mẹ chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các hóa chất như nước lau sàn, nước tẩy rửa cũng hoàn toàn không tốt cho thai nhi.

10. Mặc đồ lót màu tối

shutterstock_17161291_2048x2048

Khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu tốt nhất nên mặc đồ lót sáng màu (màu trắng, be, vàng nhạt,...) để tiện theo dõi dịch tiết âm đạo, kịp thời phát hiện và phân biệt những bất thường như viêm nhiễm phụ khoa, rỉ ối,...

Nếu mặc đồ lót tối màu, mẹ có thể sẽ không phát hiện ra dịch âm đạo có màu bất thường hay thậm chí máu báo sắp sinh đã xuất hiện.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Bảo Trâm