10 nguyên tắc bố mẹ nhất định phải biết khi để con tự đến trường một mình

07:00, Chủ nhật 20/05/2018

( PHUNUTODAY ) - Con tự đi học, bố mẹ sẽ đứng ngồi không yên, thậm chí dằn vặt suốt đời nếu có điều gì không may xảy ra. Dạy trẻ 10 điều dưới đây để con được an toàn hơn.

Mới đây, dư luận xôn xao, cha mẹ lo lắng vụ tài xế Grab bị tố “quấy rối” bé gái 9 tuổi trên xe. Theo đó, một phụ huynh tên Nguyễn Thùy L. (Tây Hồ, Hà Nội) tố cáo tài xế Grabbike Phạm Văn H. có hành vi quấy rối bằng lời nói đối với con gái 9 tuổi của chị.

Chị cho biết, tài xế đã có những câu hỏi về vấn đề tế nhị như: “Cháu có bao giờ nhìn thấy ngực mẹ cháu chưa?”, “Có biết mẹ mặc quần trong màu gì không?” và đặc biệt là đề nghị gây sốc: “Cho chú chạm vào quần lót của con được không?”

Câu chuyện trên là hồi chuông cảnh báo các bậc làm cha làm mẹ làm sao để con an toàn khi phải tự đi học.

Dạy trẻ 10 điều sau đây là cách giúp trẻ tự bảo vệ bản thân khi phải một mình đến trường.

1. Ghi nhớ một số quy tắc sang đường

Bố mẹ cần nhắc nhở con những quy tắc sang đường cơ bản. Ảnh: Internet

Bố mẹ cần nhắc nhở con những quy tắc sang đường cơ bản. Ảnh: Internet

Bố mẹ nên nhắc con ghi nhớ một số nguyên tắc cơ bản:

- Luôn băng qua đường ở vị trí dành cho người đi bộ và chú ý tới các cảnh báo giao thông.

- Cảnh giác và quan sát dòng xe đang đi tới khi sang đường

- Sử dụng lối đi bộ (cầu thang trên cao, hầm đi bộ...) nếu có thể.

- Tránh đi qua vị trí trước hoặc giữa các xe đang dừng.

- Chờ cho đến khi tín hiệu đèn dành cho người đi bộ chuyển xanh màu xanh mới băng qua đường.

2. Không đính thẻ có tên trẻ lên đồ dùng

Hầu hết cha mẹ sẽ nhận được nhãn dán cá nhân của trẻ và dán vào hộp đựng bút, chai nước, sách và những đồ vật khác hay thêu tên của con mình lên ngực áo hoặc túi đựng xách vở... Không nên làm những điều trên bởi người lạ có thể nhìn thấy và gọi tên con của bạn, khiến trẻ tin tưởng mà đi theo.

3. Chắc chắn rằng con sẵn sàng tự đi

Hãy đảm bảo con của bạn đủ tuổi, hoàn toàn sẵn sàng để tự đi từ trường về nhà và ngược lại. Một đứa trẻ khoảng 10-12 tuổi (từ lớp 5 trở lên) thông thường có thể làm được điều này. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào mức độ trưởng thành ở mỗi đứa trẻ.

4. Cùng giao ước một mật khẩu bí mật

Bạn nên tạo một mật khẩu gia đình để con mình sử dụng khi phải đối mặt với người lạ. Nếu họ tiếp cận con của bạn và nói rằng ngày hôm đó họ đón con thay bạn, nhưng không thể đưa ra mật khẩu, thì con của bạn sẽ biết anh ta chắc chắn không phải người đáng tin.

5. Người xấu có thể là người con quen

Sẽ cần thiết để dạy trẻ cảnh giác với những người có ý đồ xấu. Người đó thậm chí có thể là giáo viên, họ hàng, bạn bè của bố mẹ, hoặc một người lạ mặt ăn mặc lịch sự…

6. Biết khi nào cần chạy

Nói cho con của bạn hãy luôn tin vào bản năng, sự nhạy cảm của mình. Đó là khi con cảm thấy không thoải mái dù tất cả các dấu hiệu cảnh báo đều được đáp ứng. Lúc đó, con có thể chạy trốn khỏi người đó hoặc hoàn cảnh khiến con gặp nguy hiểm.

7. Khi con bị lạc

Bố mẹ cần hướng dẫn con biết làm gì trong trường hợp đi lạc và không thể tìm đường về nhà. Hãy nhắc nhở con luôn giữ bình tĩnh và tập trung trong khi con cố gắng tìm ra các bước tiếp theo. Con có thể gọi điện cho bố mẹ, bạn bè, người thân. Đi đến trạm xe buýt gần nhất và sử dụng bảng hướng dẫn xe buýt để nhận ra con đang ở đâu.

8. Luôn giữ kết nối

Cha mẹ nên tạo thói quen trẻ nhắn tin hoặc gọi điện cho gia đình khi đến nơi an toàn. Ảnh: Internet

Cha mẹ nên tạo thói quen trẻ nhắn tin hoặc gọi điện cho gia đình khi đến nơi an toàn. Ảnh: Internet

Bạn cần tạo cho con thói quen liên lạc cơ bản là nhắn tin hoặc gọi cho bạn khi con đã đến nơi an toàn. Ví dụ như khi đến trường an toàn, con có thể nhắn tin: “Con đã đến trường mẹ nha.”

9. Có ít nhất một người bạn đi cùng đường

Nếu con có bạn ở cạnh nhà, bạn có thể để hai bé đi cùng nhau. Bằng cách này, các con có thể theo dõi lẫn nhau và đảm bảo thời gian đi học, về nhà.

Bạn cũng có thể gọi điện cho bạn của con hoặc cha mẹ của người bạn này trong trường hợp khẩn cấp khi bạn không tiếp cận được với con của mình vì lý do nào đó.

10. Tập luyện cùng nhau

Trước khi chính thức cho con tự đến trường, bạn nên làm một phép thử. Bạn cũng có thể để con tự đối diện với một số tình huống sẽ gặp như bị người khác chặn lại, bắt nhầm xe buýt hoặc đi lạc và để bé tự giải quyết giám sát an toàn của bạn.. Sau đó, cùng con rút kinh nghiệm để tìm ra cách làm chính xác khi gặp phải những trường hợp trên.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link