18 người ngộ độc vì ăn cơm chiên trứng
Mới đây, trang QQ của Trung Quốc đưa tin, 18 người bị ngộ độc sau khi ăn cỗ tại một đám cưới. Cụ thể, sau khi ăn tiệc khoảng 2 giờ, họ bắt đầu đau bụng quằn quại và nôn mửa không ngừng.
Một bệnh nhân cho biết, sau khi ăn cỗ anh ta thấy mệt nên về nhà nghỉ. Tuy nhiên, sau đó tình trạng càng tồi tệ hơn với biểu hiện nôn mửa liên tục. Sau khi chịu không nổi, anh này tới bệnh viện cấp cứu và phát hiện ra tất cả những người ngồi chung bàn bao gồm cả bé gái 1 tuổi đến cụ ông 70 tuổi đều gặp tình trạng tương tự.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán, 18 bệnh nhân vị ngộ độc thực phẩm. "Thủ phạm" chính là món cơm chiên trứng.
Các nhân viên của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) Thâm Quyến đã đến nhà hàng đã cung cấp đồ ăn cho tiệc cưới đó để kiểm tra. Họ phát hiện, món cơm chiên trứng bị nhiễm khuẩn Salmonella. 18 người ăn cơm nhiễm khuẩn đã bị ngộ độc.
CDC phát hiện ra rằng, nhân viên nhà hàng đã đập 80 quả trứng vào chậu inox. Họ dùng tay không lấy từng lòng đỏ trứng ra để chiên cơm. Việc này khiến trứng bị nhiễm khuẩn.
Về phía những người bị ngộ độc, 2/18 bệnh nhân được nhập viện vì tiên lượng nặng. Những người khác được về nhà và điều trị bằng kháng sinh, truyền nước.
Những đại kỵ khi chế biến trứng
Không ăn trứng sống hoặc không nấu chín kỹ
Trứng sống, trứng chưa chín kỹ có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella, Listeria. Vi khuẩn này dễ lây nhiễm cho trứng, nhất là trong thời tiết mùa hè nóng nực.
Nên mua trứng mới ở các cơ sở uy tín. Trứng để tủ lạnh không cần rửa với nước để tránh làm mất lớp bảo vệ tự nhiên bên ngoài.
Khi chế biến, bạn nên làm sạch trứng. Trứng nấu xong nên ăn hết trong vòng 2 giờ.
Không ăn trứng chín để qua đêm
Lòng đỏ trứng chứa nhiều dinh dưỡng. Sau khi chế biến và để qua đêm, nó trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và có thể gây ngộ độc cho người ăn.
Không uống trà sau khi ăn trứng
Trứng chứa nhiều protein. Uống trà sau khi ăn trứng, các protein này sẽ bị phát hủy. Ngoài ra chất axit tannic trong lá trả kết hợp với protein sẽ gây ra khó tiêu.
Không ăn trứng và uống sữa đậu nành cùng lúc
Protein trong trứng kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân hủy và hấp thụ protein của cơ thể.