2 bước để thịt lợn tự động đào thải độc tố ra ngoài, cứ yên tâm ăn uống vô tư chẳng cần sợ sán

( PHUNUTODAY ) - Trước khi nấu ăn cho gia đình, các bà nội trợ nên tiến hành làm 2 bước cực quan trọng này để đảm bảo miếng thịt lợn mình mua là ngon - sạch nhất.

2 bước để thịt lợn tự động đào thải độc tố ra ngoài

Bước 1: Hãy lựa chọn thịt lợn 1 cách tỉnh táo

Ra chợ mua thịt lợn, chị em đừng bao giờ nhắm mắt nói: "Cho em 5 lạng thịt thăn", hay "Cho em 3 lạng thịt ba chỉ" mà hãy quan sát thật kỹ trước khi mua.

2-buoc-de-thit-lon-tu-dong-dao-thai-doc-to-ra-ngoai-cu-yen-tam-vi-an-duoc-do-ngon-bo-02

Tuyệt đối đừng mua thịt nếu có 1 số dấu hiệu dưới đây:

- Lợn bị bơm nước thì thịt sẽ có màu nhạt, thịt nhãi, thớ cơ bở, rỉ ra nhiều nước hơn so với thịt bình thường. Thấy dấu hiệu này các bà nội trợ không nên mua.

- Không nên mua miếng thịt ít mỡ, mỏng 1 cách ngạc nhiên vì rất có thể đây là thịt bị tiêm chất tạo nạc, ăn vào người sẽ đe dọa sức khỏe.- Chị em nội trợ cũng nên tránh mua những miếng thịt có màu đỏ đậm, bởi có thể do lợn trước khi mổ đã bị tiêm thuốc an thần nên máu đọng trong tế bào có màu thẫm hơn.

=> Khi chọn mua, các chị hãy dùng tay ấn vào miếng thịt tạo thành vết lõm. Nếu nhấc tay ra, miếng thịt trở lại hình dáng bình thường chứng tỏ đây là thịt ngon, đảm bảo chất lượng.

Bước 2: Hãy sơ chế thịt một cách cẩn thận

Sau khi mua thịt về, nhiều chị em nội trợ thường chần qua nước sôi trước khi chế biến vì nghĩ rằng làm như vậy vi khuẩn sẽ bị nhiệt độ cao "giết" chết hết. Thế nhưng đây là cách làm phản khoa học! Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nước sôi sẽ làm thịt co lại, các hóa chất và bụi bẩn càng bám chặt lấy từng thớ thịt chứ chẳng hề thoát ra ngoài.

Cách làm đúng và hiệu quả nhất chính là: Ngâm thịt vào nước muối loãng để loại bỏ các chất bẩn, hơn nữa sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn.

Chần thịt heo qua nước sôi là thói quen sai lầm của rất nhiều bà nội trợ.

Hoặc bạn cũng có thể cho thịt vào nồi nước lạnh và đun trên bếp cho đến khi sôi. Trong quá trình này, nếu thấy nước luộc thịt nổi bọt bạn nên vớt bỏ vì đó là những độc tố trong thịt được đẩy ra ngoài.

Chị em tuyệt đối không nên ăn thịt tái vì sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng có hại đi vào cơ thể người. Chúng sinh sôi, nảy nở... gây ra nhiều căn bệnh rất nguy hiểm.

7 cách phòng tránh bệnh sán lợn theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống sôi”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

vn_15c8f397c97f7cd919ce4566t09cb606c-1613

Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (do nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành); không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh (do có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

Cần quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Không nuôi lợn thả rông.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link