3 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả ngày Tết, thoải mái du xuân

( PHUNUTODAY ) - Làm sao để phòng ngừa và giảm đau trĩ ngày Tết để có thể vui vẻ, thoải mái đón xuân?

Dịp Tết là thời điểm chúng ta được thưởng thức nhiều món ngon, hấp dẫn trong không khí vui tươi, ấm áp nhưng với người mắc bệnh trĩ thì thật khó để hưởng thụ trọn vẹn niềm vui vì chỉ cần ăn theo thực đơn ngày Tết thì tình trạng táo bón, khó tiêu, đi ngoài ra máu sẽ trở nặng. Tệ nhất là nỗi đau âm ỉ, nóng rát ở hậu môn khiến bản thân bứt rứt cả ngày. Hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây.

Lưu ý về chế độ ăn uống dịp Tết

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng đối với người mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trong dịp Tết.

Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa chất xơ, có tính mát, có tác dụng chống táo bón như rau diếp cá, mồng tơi, rau má, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, rau lang, khoai lang, bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, dưa hấu, quả nho đỏ và đen. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ.

ydPKyLDl

Nên tăng cường các thức ăn có tác dụng nhuận tràng, tiêu hóa tốt, giảm đại tiện ra máu, làm mát cơ thể như: Đậu đỏ (nên nấu chung với gạo); mè đen; ruột già của lợn, dê; quả óc chó; măng; mật ong. Ăn ngũ cốc nguyên hạt vì nó có chứa tất cả các phần dinh dưỡng của hạt, nó cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế.

Bổ sung sữa chua bởi sữa chua cung cấp thêm các phế phẩm sinh học mang lại lợi ích cho tiêu hóa, các lợi khuẩn trong sữa chua giúp bộ máy tiêu hóa của bạn tốt hơn và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chế phẩm sinh học trong sữa chua cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ. Đồng thời, uống nhiều chất lỏng, uống nước hoặc chất lỏng khác thêm mỗi ngày.

Không nên ăn: những gia vị cay nóng như ớt và hạt tiêu, gừng tươi (có tính nóng), mù tạt (có tính cay, ấm), thịt gà lôi (có rất nhiều chất béo). Không nên sử dụng rượu, bia, nước uống có gas, đặc biệt là các loại rượu mạnh. Hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc lá. Bạn cũng nên bớt lượng muối vì muối có thể gây kích ứng và làm cho ngứa tồi tệ hơn. Lượng muối thường có trong các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, thịt nguội…

nhuc-nhoi-khi-benh-tri-ghe-tham-sau-tet-1

Giảm đau và ngứa

-Tắm nước ấm: Ngâm hậu môn trong bồn tắm với một ít nước ấm khoảng 20 phút mỗi lần, mỗi ngày có thể làm từ 2-3 lần.

-Bôi kem: Có một số loại kem bôi ngoài có thể hỗ trợ bạn khỏi các triệu chứng đau, ngứa khó chịu của trĩ.

-Chườm đá: Đây cũng là cách giúp giảm đau trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày giúp giảm đau, sưng.

da-vien-1493006862

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

- Tích cực tập thể dục thể thao: Hoạt động thể thao hợp lý vừa sức có tác dụng tăng nhu động ruột, kích thích sự hấp thu và tiêu hóa.

-Hạn chế ngồi nhiều, lười vận động: Lười vận động, ngồi nhiều gây ra hiện tượng bí trệ trong hệ tiêu hóa do giảm nhu động ống tiêu hóa, hạn chế xuất phân ra ngoài.

-Rèn thói quen đi vệ sinh hàng ngày: Nên hình thành thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

-Lá thiên lý: Lấy 100 g lá, 5 g muối. Lá rửa sạch giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Mỗi ngày làm 1-2 lần.

20161024210810-1

-Rau diếp cá: Thường xuyên ăn rau diếp cá hàng ngày. Hoặc nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn ấm.

-Cây lá bỏng: Lấy 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link