3 cách để biết mình có dị ứng khi tiêm vắc xin Covid-19 hay không: Người cơ địa dị ứng cũng yên tâm rồi

( PHUNUTODAY ) - Những người có cơ địa dị ứng, hoặc từng bị dị ứng, làm cách nào để biết mình có thể tiêm vắc xin Covid-19 hay không.

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh diễn biến quá căng thẳng, biện pháp tiêm vắc xin chính là cách nhanh nhất để đạt miễn dịch cộng đồng.

Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Thị Lâm, Trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dich lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, cho biết: Không phải ai cũng bị dị ứng vắc xin, chỉ những người cơ địa dị ứng mới có nguy cơ dị ứng vắc xin.

Ví dụ, bản thân hoặc thành viên trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng vaccine, hen phế quản, viêm mũi dị ứng...

Tỷ lệ dị ứng vaccine và phản vệ do vaccine hiện nay là rất thấp. Nhưng vì nước ta đang trong chiến dịch tiêm chủng đại trà vắc xi Covid-19 nên mối quan tâm đến các phản ứng sau tiêm, đặc biệt là dị ứng, sẽ nhiều hơn.

Vắc xin cũng như các thuốc khác nó đều có khả năng gây dị ứng và bất kỳ thành phần nào của vắc xin cũng có thể đóng vai trò là một dị nguyên (gây dị ứng).

12

Dị ứng vắc xin có thể là dị ứng type nhanh xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ với các biểu hiện như mày đay, phù quincke (sưng nề đột ngột), khó thở hay phản vệ...

Dị ứng hoặc dị ứng type chậm (qua trung gian IgE hoặc không) xảy ra sau vài giờ đến vài ngày, thậm chí là vài tuần sau khi dùng vắc xin. Trong đó cấp tính và nguy hiểm nhất vẫn là phản ứng phản vệ, đặc biệt là sốc phản vệ, nguy hiểm có thể đe dọa mạng sống.

Khoảng 80% trường hợp phản vệ do vắc xin xảy ra trong vòng 30 phút đầu sau tiêm. Các triệu chứng có thể có như: Mày đay mẩn ngứa, ban đỏ, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, xuất hiện nhanh sau tiêm vaccine. Sau đó các triệu chứng tiếp tục nặng hơn như: Khó thở, choáng váng, ngất suy hô hấp, trụy tim mạch... Nếu không cấp cứu kịp thời người bệnh có thể sẽ không qua khỏi.

Thành phần gây dị ứng trong vắc xin rất đa dạng, tùy từng loại vắc xin. Đó có thể là do gelatin (có trong vắc xin sởi, rubela, thủy đậu...), protein trứng (vắc xin sốt vàng, sởi, rubella, vắc xin dại ...), protein sữa (bạch hầu, ho gà, uốn ván....).

Hay một số chất bảo quản trong vắc xin như thimerosal, aluminum, và phenoxyethanol cũng có thể gây dị ứng nữa. Trong vắc xin Covid-19 có 2 thành phần: PEG và Polysorbate cũng được liệt kê là các dị nguyên tiềm năng.

Bây giờ có rất nhiều phác đồ hướng dẫn cách tiếp cận và chẩn đoán dị ứng vắc xin ở những người có cơ địa dị ứng. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là khám lâm sàng, xét nghiệm để nhận biết hoặc làm các test kích thích với chính bản thân vaccine hoặc thành phần vắc xin.

"Còn trường hợp không thuộc cơ địa dị ứng không khuyến cáo test dị ứng vắc xin Covid-19", bác sĩ nói.

Một số phòng xét nghiệm có thể xác định được mức kháng thể dị ứng với vắc xin, thông thường là kháng thể IgE đặc hiệu với vaccine hoặc thành phần vắc xin. Test da với vắc xin hoặc thành phần vắc xin cũng được sử dụng.

Bác sĩ Hoàng Thị Lâm nói: "Đây là thủ thuật đơn giản dễ làm và rất có ý nghĩa trên lâm sàng".

Có rất nhiều cách tiến hành test da với vắc xin hoặc thành phần vắc xin như: Test lẩy da với chính bản thân vắc xin hoặc thành phần vắc xin không pha loãng để đánh giá mức độ dị ứng. Lưu ý: Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng nên pha loãng vắc xin khi thực hiện test lẩy da. Tùy loại vắc xin mà ta có nồng độ pha loãng riêng biệt.

Trường hợp âm tính thì cần thực hiện thêm test nội bì. Tất cả các test này cần có test đối chứng để loại bỏ trường hợp dương tính giả và âm tính giả.

10

Thế nhưng test da cũng có thể gây phản vệ nên chỉ nên thực hiện ở các đơn vị có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, phải do bác sĩ chuyên khoa hoặc có chứng chỉ về việc thực hiện test này làm.

Ngoài test da, chúng ta có thể thực hiện xét nghiệm IgE đặc hiệu với dị nguyên (vắc xin) như protein trứng, protein sữa, gelatin, latex và nấm mốc hoặc kháng sinh (thành phần của vắc xin).

Một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ sử dụng test kích thích với vắc xin hoặc thành phần của vắc xin để chẩn đoán người bệnh có dị ứng với vắc xin hay không. Nhưng đây là thủ thuật nguy hiểm, chỉ nên tiến hành tại các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa dị ứng.

Nếu tất cả các bước kiểm tra đều cho kết quả âm tính thì tỉ lệ dị ứng vắc xin đó sẽ rất thấp.

Bác sĩ Lâm khuyên: "Trường hợp có một test nào nêu trên dương tính, cân nhắc thay thế vắc xin nếu có thể". Còn khi không thể thay thế vắc xin và người bệnh cần thiết phải tiêm vắc xin đó, thì cân nhắc tiêm vắc xin theo phác đồ liều tăng dần.

Với các phương pháp tiếp cận và chẩn đoán dị ứng vắc xin, người nghi ngờ dị ứng hoặc có cơ địa dị ứng có thể được trao thêm cơ hội để tiêm vắc xin, giúp tăng thêm số lượng cá nhân tiêm vắc xin, và góp phần nhanh chóng tạo nên miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi đại dịch.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link