3 cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam đừng dại mà vi phạm: Đặc biệt là số 1 cần hết sức lưu ý

12:07, Thứ tư 26/07/2023

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là 3 lưu ý quan trọng trong việc đặt tên người Công dân Việt Nam khi đặt tên, đặc biệt với những bậc làm cha, làm mẹ sắp sửa làm giấy khai sinh cho con cần hết sức chú ý.

Khi sinh con, các bậc làm cha, làm mẹ luôn muốn gửi gắm những điều tốt đẹp thông qua cái tên đặt cho con. Trên thực tế, nhiều người không biết rằng việc đặt tên ở Việt Nam cũng phải tuân theo quy định pháp luật, không thể tùy ý. Dưới đây là 3 lưu ý quan trọng trong việc đặt tên người Công dân Việt Nam khi đặt tên, đặc biệt với những bậc làm cha, làm mẹ sắp sửa làm giấy khai sinh cho con cần hết sức chú ý.

Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam

+ Đặt tên quá dài, khó sử dụng

Kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2020, pháp luật Việt Nam đã quy định những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam trong Khoản 4 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT – BTP của Bộ Tư Pháp có ghi như sau: “Việc xác định họ, dân tộc đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, không đặt tên quá dài, khó sử dụng”

Bởi lẽ các giấy tờ tùy thân được sử dụng chung kích thước cho cả nước và sẽ không có trường hợp ngoại lệ nào cho những người có cái tên quá dài. Nhìn chung, có quy định số lượng ký tự ở trong tên, tên của con không nên vượt quá 25 ký tự. Vậy để đảm bảo những quyền lợi cho con cha mẹ không nên đặt tên cho con cái tên quá dài đọc mãi không hết.

131899-15

+ Đặt tên bằng số, ký tự đặc biệt không phải chữ

Những ký tự không phải chữ cái như $, @, #, %, &… đều bị cấm dùng để đặt tên ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tên không giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cũng bị cấm. Dù vậy, cụ thể tên như thế nào không gìn giữ bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, tập quán tốt đẹp của Việt Nam thì chưa được hướng dẫn cụ thể.

+ Đặt tên bằng tiếng nước ngoài, không phải tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam

Tương tự với việc đặt tên con bằng số hoặc ký tự đặc biệt, việc đặt tên con bằng tiếng nước ngoài sẽ gây khó khăn trong việc quản lý hộ tịch. Gia đình có thể gọi con bằng Natalya, Allian hay Alice như một biệt danh ở nhà. Còn trong trường hợp đi làm giấy khai sinh cho con thì cha mẹ sẽ bị từ chối nếu tên của con là những tên chứa yếu tố nước ngoài.

Điều này được quy định rõ trong Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự. Khi đã mang quốc tịch Việt Nam, tên phải tuân theo pháp luật Việt Nam, những tên bằng tiếng nước ngoài sẽ không được chấp nhận. Thay vào đó, người đặt có thể phiên âm tên theo tiếng Việt, tiếng dân tộc Việt Nam. Trong trường hợp mang quốc tịch nước ngoài sẽ không phải áp dụng quy định này.

Như vậy, với trường hợp mà trẻ là con lai có bố hoặc mẹ là công dân người nước ngoài thì có thể lựa chọn con mình sẽ mang quốc tịch nước ngoài thì đứa bé đó sẽ được phép chọn tên bằng tiếng nước ngoài.

Còn nếu đứa trẻ vẫn là quốc tịch Việt Nam thì tên của bé phải được đặt bằng tiếng Việt và không được có yếu tố nước ngoài trong tên, kể cả tên đệm.

Những lưu ý khác khi đặt tên con ba mẹ cần biết

ten-bi-cam-dat-3

Ngoài những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam mà pháp luật cấm được sử dụng trong việc đặt tên cho con, cha mẹ cũng nên lưu ý những điều sau để tránh con cái cảm thấy xấu hổ và có một tuổi thơ êm đẹp, không bị trêu chọc bởi cái tên của mình:

+ Không đặt tên con với ý nghĩa xấu

Có không ít trường hợp những người có tên với ý nghĩa xấu bị xuyên tạc và trêu chọc cũng như gây mất thiện cảm với người đối diện. Khác với quan niệm ngày xưa, khi ông bà ta nghĩ rằng tên càng xấu thì càng dễ nuôi thì hiện nay, với tư tưởng hiện đại, cha mẹ nên tìm kiếm cho con cái tên thật hay và ý nghĩa.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tránh đặt tên cho con trùng với tên của hàng xóm hay những người xung quanh để tránh mất hòa khí hai bên nhé.

+ Không đặt tên cho con cái tên quá phóng đại

Ngoài ra, cái tên quá phóng đại như: Đào Thị Bạch Tuyết hay Lê Văn Xuất Chúng, Đỗ Hạng Nhất, Mai Thành Triệu Phú là những cái tên không nên đặt cho con trẻ. Đó có thể là những kỳ vọng của bố mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, khi người khác nhìn vào lại thấy cái tên này khá cực đoan và có phần kỳ cục.

+ Không đặt cho con những cái tên phạm húy, trùng tên với ông bà tổ tiên

Việt Nam từ xưa đến nay có truyền thống lâu đời Uống nước nhớ nguồn, các bậc hậu bối về sau phải luôn nhớ về cội nguồn và nhớ ơn của ông bà tổ tiên đi trước. Vì vậy, cha mẹ nên đặt tên của con cái không được trùng với tên của người trên và tên của ông bà tổ tiên đã mất. Bởi lẽ, nhiều người quan niệm rằng, việc đặt tên như vậy thì những đứa trẻ này sẽ không được tổ tiên phù hộ.

+ Không đặt cho con những cái tên khó nghe, khó gọi

Đây cũng là trường hợp mà cha mẹ cần lưu ý về ngữ âm, ngữ điệu gây khó khăn, phiền toái cho cả con và người khác khi gọi tên của bé. Điều này lâu dần sẽ gây mất thiện cảm.

Cha mẹ nên tránh cho bé những cái tên có nhiều âm cùng dấu đi liền kề với nhau, đặc biệt là với dấu nặng. Ví dụ như: Trịnh Trọng Việt, Nguyễn Hữu Vĩnh,…Những cái tên này tuy ấn tượng và dễ nhớ nhưng lại khó đọc.

+ Không đặt cho con những cái tên khó phân biệt nam nữ

Việc các bé nam sở hữu cái tên con gái và ngược lại, những bé nữ có cái tên con trai, khi đi học thường rất dễ bị bạn bè trêu chọc. Ngoài ra, cái tên khó phân biệt nam nữ cũng gây khó khăn cho con trong các vấn đề làm các giấy tờ có thể bị nhầm lẫn giới tính.

+ Không đặt cho con những cái tên bắt theo xu hướng

Có những bố mẹ thường hay nổi hứng và đặt tên con theo xu hướng đang nổi bật, thịnh hành để thêm màu sắc. Tuy vậy điều này là không nên chút nào. Bởi vì, Trend là tạm thời còn cái tên sẽ gắn bó với con đến hết cuộc đời.

+ Không đặt cho con tên nói lái sẽ mang ý nghĩa xấu

Những cái tên như Tùng Tú bị nói lái là Tù Túng hay Tiến Tùng bị nói lái lại thành Túng Tiền sẽ gây xấu hổ cho con. Vì vậy mà cha mẹ cũng rất nên cân nhắc về vấn đề này.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm