Có rất nhiều người thừa nhận rằng việc họ không thể dậy sớm được nên công việc lúc nào cũng bị dở dang.
Chúng ta vẫn thường để chuông báo thức, thế nhưng vì lười nên lúc nào cũng tự nhủ: "Chỉ ngủ thêm 5 phút nữa thôi'', nhưng kết quả là ngủ thêm tận 20 phút. Đến khi dậy thì lật đật đánh răng rửa mặt, mặc vội bộ quần áo rồi cũng chẳng kịp ăn sáng. Và hậu quả là đi làm lúc nào cũng nửa tỉnh nửa mơ, bụng thì sôi sùng sục lên vì đói.
Thực tế thì khi con người ta càng tranh thủ thời gian sẽ càng sốt ruột khi tất cả mọi chuyện lại không theo như ý mình. Đi muộn thì thấy tắc đường cũng bực tức, đến cơ quan chờ thang máy mòn cả mắt chưa thấy đâu cả. Đến khi đi làm muộn thì toàn bộ tiền thưởng tháng đều mất hụt hết cả, khối công việc thì bày ra trước mắt như núi.
Lúc đó chúng ta mới thốt lên: "Giá như tôi chịu khó dậy sớm hơn thì mọi thứ đã không nặng nề như vậy rồi''.
Người ta có câu: Ham ngủ thêm vào phút là hỏng mất cả đời. Trong khi đó một ngày lại bắt đầu từ buổi sáng. Buổi sáng con người ta thường dễ hoàn thành tốt tất cả công việc. Bởi vì trong khoảng thời gian từ khi thức dậy đến khi 8, 9 giờ, sau khi trải qua trạng thái điều chỉnh của một đêm ngủ thì năng lực ý chí của chúng ta lúc nào hưng phấn, lạc quan, sẵn sàng làm những công việc hao tâm tổn sức.
Việc thức dậy sớm mang lại rất nhiều lời ích, bạn có thể thư thả đón nắng sương mai để bắt đầu một tâm trạng tốt và làm việc hiệu quả suốt cả ngày.
Haruki Murakami – một trong những tiểu thuyết gia và dịch giả nổi tiếng người Nhật Bản từng kể về lịch trình của mình: Buổi sáng 5 giờ thức dậy, buổi tối ngủ trước 10 giờ.
Con người ta vào buổi sáng là đầu óc linh hoạt nhất, hiệu suất khả quan nhất, hiệu suất công việc buổi trưa chiều không thể nào bì kịp được. Đến buổi tối thì não bắt đầu đơ đi và không còn muốn làm việc nữa.
Vậy nên buổi sáng là vô cùng quan trọng, thức dậy sớm sẽ giúp bạn có đầu óc tỉnh táo một cách tự nhiên.