Nhiều cha mẹ thương con nên cho con nhiều thứ từ tiền bạc, sức khỏe, sự quan tâm... Họ bảo bọc con cái và chặn mọi ngả đường gây khó khăn cho con cái. Thế nên nhìn bề ngoài con của họ có cuộc sống sung sướng tốt lành nhưng khi có khó khăn ập đến thì những đứa trẻ đó rời vòng tay cha mẹ là không thể xử lý được, không có sức mạnh nội lực, không có ý chí, ỷ lại cha mẹ...
Bởi thế muốn con trưởng thành vững vàng cha mẹ nên tránh cho con quá nhiều 3 thứ sau:
Không cho quá nhiều tiền
Tiền rất quan trọng để đảm bảo cuộc sống. Nhưng nếu cha mẹ cho conquas nhiều tiền sẽ khiến trẻ không biết trân trọng giá trị lao động, tiêu hoang phí. Cha mẹ đừng bao giờ cho con biết rằng con muốn bao nhiêu tiền cũng được, cha mẹ đủ cho con tiêu vài đời. Hãy nhớ tiền để phòng thân nhưng con phải biết tự kiếm ra tiền thì con tiêu tiền mới thấy ý nghĩa. Hơn nữa trẻ phải biết trân trọng đồng tiền thì tiền mới đáng quý. Thừa mứa tiền là nguy cơ khiến trẻ bạc nhược hư hỏng, dễ bị dụ dỗ, lừa gạt và dễ thấy cuộc sống không có ý nghĩa gì.
Do đó cha mẹ đừng cho con nhiều tiền. Đặc biệt khi con cần làm ăn đừng cho hãy cho vay hoặc đầu tư cho con có điều kiện. Khi con nợ nần hư hỏng càng không nên cho con tiền trả nợ, gánh nợ thay con. Khi cha mẹ già đừng mang tiền tích cóp dưỡng già của mình cho con đừng cho con biết. Cha mẹ cần có khoản phòng thân cho mình đừng trông chờ vào con báo hiếu.
Đừng làm cho con quá nhiều
Cha mẹ nào cũng quan tâm và sẵn sàng vì con cho con khỏi khổ. Nhưng hãy để con trải nghiệm nhận trách nhiêm của mình. Khi trẻ biết trách nhiệm thì trẻ mới biết sống yêu thương mới vững vàng. Cha mẹ đừng làm hộ con như sắp xếp đồ học cho con, chọn quần áo đến trường cho con, thu dọn đồ chơi cho con, nấu cơm cho con... Hãy để con làm từng việc trong độ tuổi và khả năng của con. Làm thay con nhiều thứ là bạn tự hủy hoại năng lực của con. Hãy để con trải nghiệm cuộc sống để ra đời con vững vàng hơn biết tự chăm sóc bản thân. Vì thế cha mẹ thương con là dạy con làm chứ không phải là làm cho con.
Đừng cho con nhiều chỗ dựa
Khi trẻ mắc lỗi hãy để trẻ trải nghiệm cảm giác trách nhiệm với lỗi sai của mình. Khi trẻ có mục tiêu hãy cho trẻ xoay sở tìm cách đạt mục tiêu. Cha mẹ đừng vội gánh đỡ thay con. Dù bạn có nhiều mối quan hệ vẫn đừng dựa vào đó mà thay con gánh lỗi. Con sai đừng nhờ đừng xin cô giáo không phạt con, hãy để con chịu phạt kể cả cô giáo là người thân quen. Khi con khởi nghiệp hãy để con tìm mọi cách phát triên trước khi vẽ đường cho con, trước khi giơ cho con cái phao. Khi bạn cho con nhiều chỗ dựa nhiều phương án, con sẽ không tự tìm tòi nữa và sẽ không ai biết hết nội lực trong con. Hãy để cho con đi theo con đường của bản thân và tự mình gây dựng tương lai của con. Cha mẹ chỉ là người hỗ trợ chứ đừng cho con mọi cơ hội. Hãy nhớ cuộc sống không có khó khăn mới chính là vấn đề.