Tổ chức nghiên cứu kinh tế- xã hội New Economics Foundation(NEF) có sở chính tại Vương quốc Anh cho biết, Việt Nam là quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, đứng đầu ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Đồng thời, Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index) cao và chỉ số dấu chân sinh thái nhỏ đủ để có sự bền vững môi trường. Bảng xếp hạng được công bố tại trang web happyplanetindex.org.
Vậy thì lí do gì khiến đất nước chùng ta được bầu chọn là quốc gia hạnh phúc?
Quốc gia có nền chính trị ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao
Việt Nam chúng ta có thể nói "Quốc thái dân an" để biểu thị cho sự hòa bình của đất nước. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển nha, đều, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt dẫn tới chỉ số điều tra sự hài lòng lên tới 6,5.
Xét một cách toàn diện, chúng ta đang trong giai đoạn phát triển vàng, cả về kinh tế lẫn quy mô dân số nhưng vẫn đảm bảo được mức cân đối giữa đô thị - vùng ven - nông thôn, không bị quá chênh lệch như một số quốc gia khác trong giai đoạn phát triển nóng.
Nhận thấy ngay ở khẩu hiệu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh'' - mục tiêu ''dân giàu'' luôn được đưa lên làm đầu, dân giàu ắt nước sẽ mạnh, chúng ta luôn tin tưởng vào điều đó.
Y học phát triển, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam cao
Ở cùng mức GDP, Việt Nam có tuổi thọ trung bình cao hơn Gambia 17 năm, hay như Hongkong có GDP đầu người cao hơn Việt Nam nhưng đánh giá chỉ số mức sống lại thấp hơn. Lý giải cho việc tuy các chỉ số kinh tế vĩ mô chưa thực sự nổi bật nhưng mức sống người dân tăng cao và tuổi thọ trung bình tăng nhanh nhất thế giới, có một số lý do sau:
- Ngành y tế có công tác y tế dự phòng và tuyên truyền tốt.
- Người dân có ý thức tập luyện thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe cao.
- Chất lượng y, bác sĩ được đào tạo bài bản cùng công nghệ Y học hiện đại được phổ cập nhanh chóng.
Dịch vụ công cả thiện, phổ cập giáo dục ở mức độ cao, dân trí tăng nhanh
Cuộc khảo sát của NEF cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đang dần cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công theo sự giám sát của các chỉ số hành chính công cấp Tỉnh của VCCI; đồng thời, tuy ngành giáo dục còn nhiều tranh cãi, nhưng tỷ lệ phổ cập giáo dục cao so vớt bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Tỷ lệ trẻ em nhập học của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới với 98% trẻ em đều được đến trường. Số trường cao đẳng, đại học của nước ta cũng tăng nhanh chóng đi kèm với đó là chất lượng giáo dục được đảm bảo cùng nhiều cuộc cải cách giáo dục giúp nâng cao chất lượng dạy và học. Số người nghèo đói ở Việt Nam cũng giảm mạnh từ 58% (1993) còn 10,7% (2010), 3.75% (2019) do đất nước đáp ứng được mức độ hội nhập cao.
Với chỉ số hài lòng 6,5 và tuổi thọ trung bình 73,7, Việt Nam là nước châu Á duy nhất nằm trong 10 nước đầu bảng được khảo sát.
Nhiều nhà xã hội học cho rằng, hạnh phúc thực sự dựa trên tiêu chí về sự đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân, các dịch vụ cơ bản của cuộc sống như y tế, giáo dục được đáp ứng thiết thực. Hạnh phúc thực sự là một người dân đều muốn sống có ích và cảm thấy cuộc sống của họ có ý nghĩa. Một người có hạnh phúc hay không bắt đầu từ những thứ giản dị như thế.