Những giá trị dinh dưỡng của tiết lợn
Tiết lợn có chứa hàm lượng sắt rất cao, đây là thực phẩm dễ hấp thụ, có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Tiết lợn còn chứa vi lượng coban có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính.
Tiết lợn cũng chứa hàm lượng protein (chiếm khoảng 74%), gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà. Protein có trong tiết lợn có chứa lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người nên cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Ngoài ra lượng Vitamin K dồi dào có trong tiết lợn giúp máu nhanh đông, giúp cầm máu nhanh chóng. Ăn một lượng tiết lợn vừa phải có thể giúp vết thương mau lành.
Ăn tiết lợn có thể giúp da dẻ hồng hào, trì hoãn quá trình lão hóa nhờ thành phần nguyên tố vi lượng có trong tiết lợn.
Loại thực phẩm này còn có công dụng làm sạch máu, loại các chất bẩn và hạt kim loại trong cơ thể. Tiết lợn tuy bổ dưỡng với sức khỏe của con người nhưng bạn vẫn phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi.
Không nên ăn tiết canh vì nó có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm cho con người.

3 đối tượng tuyệt đối không nên ăn tiết lợn
Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn tiết lợn
Tiết lợn tuy ngon và bổ nhưng đồng thời nó cũng có hàm lượng cholesterol cao. Vì thế, người bị bệnh tim mạch hoặc có lượng cholesterol trong máu cao nên tránh ăn món ngày. Người đang trong quá trình điệu trị chứng bệnh máu đông cũng không được ăn tiết lợn.
Người bị chảy máu đường tiêu hóa không nên ăn tiết lợn
Tiết lợn chứa nhiều sắt tuy rất bổ máu nhưng ăn nhiều sẽ khiến phân có màu đen, do sắt đào thải ra ngoài khi cơ thể không hấp thụ hết. Vì thế, nếu có vấn đề về đường tiêu hóa cũng không nên tiêu thụ, bởi có thể khiến bạn nhầm lẫn và khó quan sát tình trạng bệnh.
Người bị xơ gan không nên ăn tiết lợn
Tiết lợn cũng không thích hợp với người bị xơ gan. Người khỏe mạnh ăn tiết lợn có tác dụng bổ máu, bổ gan. Tuy nhiên, người xơ gan tiêu thụ nhiều sản phẩm này lại làm dư thừa lượng protein, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.