Hiệu ứng ngưỡng giúp phá hủy mục tiêu
Muốn trẻ chấp nhận việc học tập là một quá trình rèn luyện hàng ngày thì cha mẹ cần đặt ra yêu cầu thấp cho con. Cha mẹ cần dựa vào năng lực của con hiện tại để đặt ra yêu cầu hợp lý.
Chẳng hạn nếu con chưa thích học, không muốn làm bài tập về nhà thì cha mẹ cần kiên trì mỗi ngày. Ban đầu cha mẹ chỉ nên giao cho con số lượng bài ít và không quá khó để con thích nghi. Nếu trẻ làm đúng bài tập sẽ cảm thấy hứng thú. Lúc này cha mẹ mới nâng số lượng bài tập lên.
Nguyên tắc của Premack – Khai thác sở thích của trẻ
Nguyên tắc này xuất phát từ một thí nghiệm mà trong đó trẻ được yêu cầu chọn một trong hai thứ: Chơi pinball hoặc ăn kẹo. Sau đó họ nói với những đứa trẻ thích ăn kẹo rằng nếu chơi máy pinball sẽ được ăn nhiều hơn. Ngược lại, họ nói với những đứa trẻ thích chơi máy pinball rằng nếu ăn kẹo sẽ có nhiều thời gian chơi hơn. Kết quả là trẻ trở nên yêu thích những thứ mà ban đầu chúng ít quan tâm.
Chẳng hạn như nếu trẻ thích xem TV, cha mẹ hãy bảo trẻ làm xong bài tập về nhà trước rồi sẽ được xem chương trình yêu thích. Thời gian đầu có thể trẻ chưa hợp tác, làm bài vội vàng cho xong. Cha mẹ phải chú ý nhắc nhở trẻ làm tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp, nếu không sẽ bị cấm xem TV trong một thời gian.
Chỉ một vài ngày trẻ sẽ hiểu cha mẹ rất nghiêm túc trong việc thực hiện nguyên tắc. Cho dù không muốn trẻ vẫn phải học tập nghiêm chỉnh.
Chuyển đổi cách giao bài tập
Có nhiều cha mẹ dùng khoảng thời gian để giao hẹn việc làm bài tập với con. Chẳng hạn họ nói: "Con sẽ được nghỉ ngơi sau 40 phút làm bài tập nữa". Kết quả là trẻ chỉ hứng thú làm bài trong 20 phút đầu tiên, 20 phút sau bắt đầu uể oải, chán nản, không tập trung.
Cha mẹ có thể thay đổi cách giao việc như sau: "Con hãy làm thêm 3 bài tập nữa nhé!". Câu nói này giúp nâng cao hiệu quả học tập, giúp trẻ tập trung làm bài một cách nhanh chóng.
Nhà tâm lý học nổi tiếng tại Trung Quốc chia sẻ 90% hành động của con người đều hình thành từ thói quen thời ơ ấu. Trong học tập cũng vậy, nếu muốn tạo thói quen tốt, cha mẹ cần có những phương pháp hướng dẫn đúng đắn. Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen học tập. Họ bắt tay ngay vào thực hiện nhưng không nhận được kết quả như mong muốn là do gặp sai lầm sau: thúc giục con quá nhiều, trừng phạt, đánh mắng hủy hoại sự tự tin của trẻ, thưởng cho trẻ sai cách.
Ngoài ra, cha mẹ nên trở thành tấm gương cho con.
Nhiều cha mẹ ép con học nhưng bản thân lại làm điều ngược lại, cho rằng chỉ có trẻ nhỏ mới cần học còn làm cha mẹ thì không cần. Tuy nhiên, cha mẹ nên cùng con học tập để trẻ không cảm thấy mình bị lạc lõng khi luôn phải học một mình.