Trẻ cắn móng tay không hẳn vì thiếu chất mà do 4 nguyên nhân: Điều cuối cùng đáng lo nhất

08:30, Chủ nhật 05/06/2022

( PHUNUTODAY ) - Phần lớn trẻ cắn móng tay không phải do thiếu chất dinh dưỡng mà có liên quan tới những nguyên nhân sau:

Những nguyên nhân khiến trẻ cắn móng tay

1. Thời kỳ trẻ thích khám phá mọi thứ bằng miệng chưa hoàn toàn biến mất

Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ trải qua một giai đoạn dùng miệng khám phá thế giới bên ngoài và việc trẻ cắn móng tay giai đoạn này là điều không đáng lo ngại. 

Một số trẻ dù bước vào thời kỳ ăn dặm nhưng vẫn còn có thói quen dùng miệng khi thích làm điều gì đó. Cắn móng tay là hành vi nhanh, tiện, khiến trẻ nhanh hài lòng nhất.

Muốn giải quyết tình trạng trẻ cắn móng tay ở giai đoạn này, cha mẹ nên giành nhiều thời gian hơn để tương tác với con cái, giúp trẻ sớm bỏ thói quen này.

tre-can-mong-tay-1_1

2. Trẻ thấy khó chịu khi móng tay dài

Có một nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ cắn móng tay là chúng không thể chịu được cảm giác khi móng tay dài ra. Vì thế, chúng sẽ cắn móng tay để giảm bớt sự khó chịu này. Móng tay dài còn có thể cản trở hành động nắm hay vô tình cào vào tay mình hoặc bạn bè, khiến trẻ muốn cắn nó đi.

Cha mẹ cần kiểm tra móng tay của trẻ thường xuyên, nếu thấy dài thì nên giúp trẻ cắt móng tay kịp thời.

3. Trẻ bắt chước hành vi của người lớn

Đôi khi trẻ cắn móng tay là do chúng thấy người lớn thường xuyên làm hành động này nên bắt chước theo. Ví dụ, khi thấy cha mình cắn móng tay hàng ngày, trẻ sẽ cho rằng đây là hành vi bình thường nên vô thức làm theo.

Nếu con bạn rơi vào trường hợp này, cách đơn giản nhất là cha mẹ cần chú ý hơn tới hành vi của mình. Khi cha mẹ phát hiện con mình có thói quen xấu nào, trước hết họ cần kiểm tra mình trước xem có ảnh hưởng tới con cái hay không. Cha mẹ nên làm tấm gương tốt cho con cái noi theo.

4. Trẻ có vấn đề tâm lý

Nhiều người khi có bất ổn vì tâm lý, họ thường cắn móng tay, rung đùi... Đó là cách để họ giảm bớt sự căng thẳng và điều này cũng xảy ra với trẻ em.

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ có vấn đề tâm lý chính là thiếu cảm giác an toàn. Vì thế, cha mẹ cần quan tâm tới con mình nhiều hơn, để chúng cảm nhận được sự an toàn và hạnh phúc.

Cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp với con cái nhiều hơn, giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong học tập, cuộc sống. Đặc biệt, khi trẻ gặp thất bại chuyện gì đó, cha mẹ nên chú ý động viên để trẻ tự tin đối mặt với khó khăn.

Nếu trẻ tiếp tục cắn móng tay sẽ gây ra ảnh hưởng gì?

ly-giai-thoi-quen-can-mong-tay1486204728

BS Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - cho biết móng tay là “nhà ở” của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là giun sán.

Móng tay là nơi chứa nhiều mầm bệnh bám vào móng tay. Khi cắn móng tay, chúng ta vô tình đưa vi khuẩn vào miệng, dẫn đến nguy cơ nhiễm giun sán và các bệnh nhiễm trùng đường ruột rất cao.

Trẻ cắn móng tay sẽ gây biến dạng móng tay, ngón tay, lệch răng và một số bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi.

Bên cạnh đó, cắn móng tay có thể làm trầy xước da tại đầu móng, bong lớp biểu bì làm chảy máu tay, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, gây sưng đỏ, hình thành mủ quanh móng.

Theo BS Minh Công, cắn móng tay không phải là phương án giải tỏa lo âu, mà chỉ là cách thức tạm thời.

Do đó, cách tốt nhất vẫn là phải giải quyết gốc rễ của tình trạng này. Muốn vậy, cần giải tỏa căng thẳng bằng các phương án khác nhau. Nếu có các lo âu hay rối loạn tâm thần, cần phải điều trị tích cực để giải quyết hành vi này.

Cách ngăn trẻ cắn móng tay

Mặc dù cảm thấy khó chịu khi trẻ có thói quen cắn móng tay, bạn cũng cần phải kiềm chế không la mắng hoặc trừng phạt trẻ. Dưới đây là một số cách hữu ích giúp trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay:

1. Trò chuyện với trẻ

Trò chuyện với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện thói quen này. Nếu có nguyên nhân đặc biệt như nhàm chán hoặc căng thẳng, bạn hãy cùng thảo luận với trẻ để tìm cách khắc phục.

2. Vi trùng và bệnh tật

Cho trẻ biết có rất nhiều vi trùng nằm ở trong móng tay và việc cắn móng tay sẽ giúp vi trùng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều căn bệnh. Do đó, trẻ cần ngưng thói quen không tốt này.

3. Thưởng cho trẻ

Thỏa thuận bạn sẽ tặng một phần thưởng nếu trẻ bỏ được thói quen cắn móng tay. Phần thưởng có thể là một món ăn đặc biệt dùng trong bữa tối hoặc món tráng miệng mà trẻ yêu thích.

4. Mua bộ chăm sóc móng tay cỡ nhỏ

Mua cho trẻ một bộ chăm sóc móng tay cỡ nhỏ và khen ngợi bộ móng của trẻ nhìn gọn gàng sau mỗi lần cắt và chăm sóc móng. Đồng thời, nói cho bé biết bộ móng lúc trẻ cắn nhìn không đẹp. Việc này sẽ giúp trẻ có thêm lý do để từ bỏ thói quen cắn móng tay.

5. Tạo vị đắng

Bạn có thể mua sản phẩm bán tại các hiệu thuốc có công dụng ngăn trẻ cắn móng tay. Bôi một ít lên móng tay của trẻ, sản phẩm có vị rất đắng sẽ nhắc nhở trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay. Với bé gái thích làm điệu, bạn có thể sơn móng tay cho con. Trẻ sợ mất đẹp nên sẽ không cắn móng tay nữa.

Khi đã hiểu được nguyên nhân khiến trẻ có thói quen cắn móng tay, bạn sẽ giúp trẻ khỏi việc cắn móng tay. Đôi khi, chỉ cần kết hợp một vài phương pháp đơn giản và tình yêu thương, quan tâm, kiên trì, chăm sóc trẻ cũng có thể giúp trẻ từ bỏ tật xấu này.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: Trẻ cắn móng tay