3 phản ứng bạn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin nCoV

00:08, Thứ sáu 16/07/2021

( PHUNUTODAY ) - Do tình hình dịch bệnh phức tạp nên thời gian gần đây, người dân cả nước đang rất quan tâm tới việc tiêm phòng vắc xin Covid-19.

Mấy ngày gần đây, diễn biến dịch Covid-19 trong nước đang cực kỳ căng thẳng, tính tới tối ngay 15/7, trong nước ghi nhận hơn 3.400 ca mắc mới. Con số này chắc chắn sẽ còn tăng mạnh trong những ngày sắp tới.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, Nhà nước chủ trương tiêm vắc xin trên diện rộng cho người dân, chỉ có phương án này về lâu dài mới có thể giúp ngăn ngừa bệnh dịch.

Tuy nhiên, việc tiêm ngừa vắc xin nCoV cũng có nhiều rủi ro tiềm tàng. Như vụ một thầy giáo trẻ ở Đông Anh - Hà Nội qua đời sau tiêm, dù trước đó đã được khám sàng lọc, sức khỏe từ trước tới nay bình thường.

Sau khi tiêm phòng, cơ thể có thể có những phản ứng lại, người dân cần hết sức chú ý để tự bảo vệ bản thân.

2

Những dấu hiệu cho thấy bạn có thể gặp nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin?

Theo chuyên gia y tế công cộng của Đại học Sydney tại Việt Nam cho hay: tỷ lệ phản ứng nguy hiểm với vắc xin AstraZeneca trên thế giới là 17,5/1 triệu mũi tiêm. Những phản ứng này có thể xảy ra đột ngột, có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bạn có thể phục hồi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và xử trí đúng.

Vậy, đâu là những dấu hiệu liên quan mà chúng ta cần đặc biệt chú ý sau khi tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn?

Những phản ứng thường xuất hiện sau 30 phút khi tiêm, cũng có thể lâu hơn. Nó có các mức độ như:

+ Mức độ nhẹ: Ngứa, nổi mề đay, sưng quanh mắt, hốt hoảng, rét run, nhức đầu.

+ Mức độ trung bình: Vã mồ hôi, cảm giác nghẹt thở hoặc khó thở, thở khò khè, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, chóng mặt.

+ Mức độ nặng: Tím tái, hạ huyết áp, co giật, mạch nhanh yếu, ngất.

Khi có những phản ứng này, hãy thông báo ngay cho cơ sở y tế để tiến hành cấp cứu nhanh chóng và kịp thời.

Theo Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ Dương Thị Hồng cho biết:  Vắc xin nCoV cũng như bất kỳ loại vắc xin nào khác. Vì thế, khi sử dụng có thể sẽ xảy ra một số phản ứng nhất định bao gồm phản ứng thông thường để đáp ứng sinh miễn dịch phòng bệnh. Đồng thời, bạn cũng có thể gặp phải phản ứng nặng đe dọa tính mạng người tiêm chủng nếu không được xử lý kịp thời.

Trong số những người đã được tiêm tới thời điểm hiện tại, có 14 -20% người xuất hiện phản ứng sau tiêm, tỷ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và WHO. Một số phản ứng nặng như phản vệ sau tiêm đã xảy ra. Cũng may là các cơ sở y tế đã tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc xử trí phản ứng nặng sau tiêm chủng.

PGS. TS Dương Thị Hồng cho biết: Với các đối tượng người cao tuổi và người có bệnh nền là những nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Vì thế, đối tượng này cần được tiêm vắc xin nhưng chỉ được tiêm khi tình hình đã ổn định, chỉ số đường huyết, mạch, huyết áp bình thường. Còn người có bệnh lý mạn tính không thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm cần được tư vấn đầy đủ.

PGS. Hồng cũng nhận định: Các loại vắc xin hiện nay đang và sẽ được dùng ở Việt Nam đều được WHO thẩm định. Đồng thời được Cục quản lý Dược phẩm cấp phép lưu hành. ‘Việc tiêm vắc xin phòng nCoV rất quan trọng nhằm chủ động phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, người tiêm vắc xin không nên có tâm lý lựa chọn vắc xin mà phải chờ đợi và bỏ đi cơ hội tiêm chúng sớm’, bà Hồng nói.

3

Tiêm vắc xin rồi thì có bị nhiễm nCoV nữa không?

Câu hỏi này được nhiều người đặt ra trong bối cảnh đã có một số trường hợp dù đã tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm bệnh. Theo BS. Ngô Đức Hùng (Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai – người vừa về tâm dịch Bắc Giang) cho biết: bản chất của vắc xin là những thành phần virus đã được xử lý để không còn khả năng gây bệnh vào trong cơ thể người.

Đồng thời, nó giúp cơ thể chúng ta sản sinh ra các kháng thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Thế nhưng tùy theo từng cơ địa mà lượng kháng thể sinh ra khác nhau.

Nếu kháng thể sinh ra đủ nhiều thì cơ thể sẽ hoàn toàn chống lại được tác nhân gây bệnh tấn công từ bên ngoài. Vậy nhưng nếu kháng thể sinh ra chưa đủ thì chúng ta vẫn có thể bị nhiễm bệnh nhưng mức độ giảm nhẹ hơn nhiều.

Do đó, BS. Hùng khuyến cáo: Mọi người không nên vì lý do khác nhau mà trì hoãn việc tiêm chủng. Bởi, tiêm chủng không chỉ là cách bảo vệ chính mình mà còn là phương án để bảo vệ những người xung quanh nữa.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo