4 bộ phận quan trọng mà bà bầu cần phải chăm sóc thật kĩ để không phải hối hận sau này

( PHUNUTODAY ) - Trong thời gian mang thai, hầu như mẹ bầu thường chỉ hay chú ý tới việc bổi bổ thức ăn để em bé được tăng cân, đầy đủ dinh dưỡng. Thế nhưng ngoài vấn đề ăn uống cho dạ dày thì cũng có những bộ phận khác mẹ bầu cần quan tâm đến.

Vệ sinh răng miệng

3-bo-phan-rat-quan-trong-me-bau-nen-cham-soc-ki-de-khong-hoi-han-59164d

Trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ rất dễ gặp các vẫn đề về răng miệng như chảy máu chân răng, sưng lợi… Nếu bạn cũng gặp phải vấn đề đó thì nên đến ngay trung tâm nha khoa để được khám chữa. Lời khuyên của các bác sĩ là để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh răng miệng khi bầu bí, trước khi mang thai, chị em cần đi lấy cao răng và học cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Hàng ngày chị em cần đánh răng đủ 2 lần và nên súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bạn nên biết rằng bệnh răng miệng trong thời gian mang thai là rất nguy hiểm, có thể gây sinh non. Vì vậy chị em cần đặc biệt chú ý.

Vệ sinh “cô bé”

3-bo-phan-rat-quan-trong-me-bau-nen-cham-soc-ki-de-khong-hoi-han-4f7a0d

“Cô bé” là bộ phận nhạy cảm và cần sự chăm sóc đặc biệt trong suốt thời gian mang thai để tránh bị viêm nhiễm, đặc biệt là chứng viêm đường tiết niệu hay xảy ra với bà bầu. Để "cô bé" luôn được an toàn, chị em cần vệ sinh mỗi ngày một lần bằng nước ấm hoặc nước muối nhạt, rửa theo chiều nước chảy, từ vùng xương mu đến hậu môn để vi trùng không vào được "cô bé".

Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở "cô bé" như xuất hiện dịch màu hồng nhạt, ngứa rát, chảy máu… bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra. Lưu ý trong trường hợp này bạn không được tự ý thụt rửa và đặt thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, khi mang thai, chị em bầu rất dễ mắc bệnh trĩ, gây đau đớn và mất vệ sinh cho bà bầu. Để hạn chế bệnh, chị em cần ăn uống nhiều đồ mát và có chế độ ăn uống khoa học cũng như tập luyện thể dục điều độ, thường xuyên hơn.

Bảo vệ da

3-bo-phan-rat-quan-trong-me-bau-nen-cham-soc-ki-de-khong-hoi-han-633194

Sạm da là bệnh về da phổ biến ở các bà mẹ mang thai do sự thay đổi sắc tố trong thai kỳ. Dù chứng sạm da sẽ biến mất khi thai kỳ kết thúc nhưng như thế không có nghĩa là mẹ bầu nên đứng yên mà không có bất kỳ biện pháp nào để giảm thiểu chúng trong thai kỳ. Đặc biệt với các mẹ bầu công sở, việc làn da sạm đi có thể đánh cắp hết sự tự tin của mẹ.

Khi các vết nám quá sậm khiến mẹ bầu cảm thấy mất tự tin thì mẹ có thể trang điểm nhẹ để che đi các sắc tố da xấu xí ấy. Tất nhiên, mẹ nên ghi nhớ một điều rằng không được dùng kem tẩy trắng khi mang thai. Mẹ nên sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên thôi bởi sau khi thai kỳ kết thúc, các vết nám này sẽ tự dưng biến mất mà không cần bất kỳ sự tác động nào. Chính vì vậy đừng quá nôn nóng mà sử dụng kem tẩy trắng, mẹ nhé.

Bảo vệ vùng lưng

sinh-con-co-iq-cao-nho-5-thoi-quen-cuc-tot-cua-ba-bau-1

Phần lớn các mẹ bầu đều sẽ bị đau lưng khi mang thai, có người chỉ thoáng qua, có người lại phải chịu cơn đau dai dẳng và kéo dài. Mang thai được coi là một yếu tố ảnh hưởng khiến cho cảm giác khó chịu và đau lưng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 80% phụ nữ mang thai bị đau lưng ở một số thời điểm trong thai kỳ. Để tránh tình trạng đau nhức kéo dài mẹ nên tránh làm những việc nặng, tập yoga nhẹ nhàng, tắm nước nóng thư giãn... cũng như tư thế ngủ cũng cần phải đúng cách nữa.

Có những khoảnh khắc trong quá trình mang thai rất kì diệu và xúc động mà bạn không bao giờ muốn kết thúc. Nhưng có một sự thật là, cơ thể bạn cũng sẽ có rất nhiều thay đổi trong suốt thai kỳ kéo theo những rắc rối về sức khỏe. Vì thế, để mẹ nên có các biện pháp chăm sóc hợp lý để cơ thể khỏe mạnh hơn trong giai đoạn mang thai nhé!

Những thói quen xấu mà bà bầu nên tránh

nhung-thoi-quen-cua-ba-bau-co-the-gay-nguy-hiem-cho-thai-nhi_0_0

Xách đồ nặng

Nếu bạn chỉ xách các loại đồ nhẹ nhàng như bánh kẹo, trứng, sữa, điều đó là bình thường. Nhưng xách một túi hàng tạp hóa nặng ít nhất 5-6 kg và đi bộ về nhà có thể khiến bạn bị vỡ ối sớm, gây ra các cơn co thắt tử cung và một số biến chứng khác, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Nằm ngửa

Khi nằm ngửa, khối lượng thai nhi chèn ép lên các vùng tĩnh mạch và các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận của người mẹ, gây cản trở cho sự lưu thông máu cũng như quá trình vận chuyển oxy từ phần dưới cơ thể lên phần trên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ít chất dinh dưỡng và máu cung cấp từ cơ thể mẹ tới nhau thai.

Bế em bé

Phụ nữ mang thai mang bế trẻ em có thể gây ra lực quá mức lên thai nhi trong bụng và gây ra các cơn co thắt tử cung. Nếu vẫn cần phải bế em bé, bạn nên ngồi xuống và nhấc từ từ bé lên, tránh khom lưng, cúi gập người và bế bé quá lâu.

Đi giày cao gót

Trong khi mang thai, cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone gọi là relaxin, làm nới lỏng các khớp. Ngoài ra, bạn sẽ tăng cân và bụng to ra, điều đó gây khó khăn cho việc cân bằng trên đôi giày cao gót, dễ trượt ngã, nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Sử dụng smartphone quá nhiều

Smartphone là vật dụng phổ biến trong cuộc sống, nhưng phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng nhiều, bởi sóng điện từ có thể gây hại cho thai nhi. Hạn chế sử dụng, để điện thoại cách xa giường khi đi ngủ và chỉ sử dụng khi cần thiết là những khuyến cáo đối với bà bầu.

Hãy chú ý bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé khi mang thai nhé!

Theo:  khoevadep.com.vn copy link