Bạn thường xuyên bị háo nước, khát quá mức
Trong nỗ lực để khôi phục sự cân bằng đường trong máu, cơ thể sẽ cố gắng thải trừ đường dư thừa qua nước tiểu. Do đó, thận phải tăng cường hoạt động hơn để thải lượng glucose dư ra khỏi cơ thể, kéo theo mất chất lỏng từ các mô cơ thể cùng với lượng đường dư thừa. Do mất nhiều chất lỏng làm thúc đẩy cảm giác khát và uống nhiều nước. Nếu bạn uống liên tục và không cảm thấy hết cơn khát hoặc bạn bị chứng khô miệng nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết.
Tăng cảm giác đói và người gày nhanh
Quá nhiều đường trong máu có nghĩa là các tế bào của cơ thể bị đói vì thiếu năng lượng và tất nhiên bạn sẽ cảm thấy đói. Nhưng bạn càng ăn nhiều carbohydrate thì lượng đường trong máu càng cao. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường thường bị sút cân rất nhanh. Chính vì vậy, khi bạn sút cân nhanh thì cần phải đi kiểm tra sức khỏe, dù là bẹnh gì cũng nên điều trị.
Tăng số lần đi tiểu
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm có thể là dấu hiệu của đường trong máu cao. Đây là kết quả của việc thận lấy thêm nước ra khỏi các mô để làm loãng đường thừa trong máu và loại bỏ đường qua nước tiểu. Bởi vậy, nếu như bạn tăng số lượng đi tiểu lên nhiều một cách bất thường thì cần phải đi kiểm tra đường huyết ngay nhé
Tầm nhìn bị mờ
Mức đường cao buộc cơ thể kéo và thải chất lỏng từ các mô của cơ thể, bao gồm cả dịch của mắt làm ảnh hưởng đến thị lực dẫn tới nhìn mờ.
Mệt mỏi: Khi đường trong máu cao nhưng ít được đưa vào bên trong tế bào để tạo năng lượng, tế bào sẽ trở nên thiếu ăn khiến bạn cảm thấy chậm chạp hoặc mệt mỏi. Điều này thường xảy ra sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn giàu carbonhydrate.
Lời khuyên của các chuyên gia
Nếu bạn cảm thấy bản thân có những dấu hiệu không bình thường và nghi ngờ bị tăng đường huyết, hãy đi kiểm tra để chẩn đoán sớm.
Trường hợp bạn không bị đái tháo đường và tăng đường máu chỉ mang tính nhất thời, bạn nên điều chỉnh lối sống theo tư vấn của bác sĩ.
Trường hợp bạn đang bị đái tháo đường, cần kiểm tra đường huyết nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây. Bạn nên tăng cường đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ, dinh dưỡng hợp lý, uống thêm nước và điều chỉnh thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bạn có thể cần điều trị khẩn cấp trong trường hợp bạn gặp bất kỳ triệu chứng của hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm ceton hoặc nhiễm toan ceton do bệnh đái tháo đường.