Theo các chuyên gia, cần tối thiểu 2 cây xanh lớn để lọc và cung cấp oxy cho căn phòng 100m2. Cây xanh lọc bụi nhờ thu hút bụi lên bề mặt lá. Bạn nên lau sạch lá thường xuyên để có bề mặt thu hút bụi, giúp lọc không khí.
Cây lưỡi hổ
Loại cây này có biệt danh là “cây cho phòng ngủ”. Khả năng đặc biệt của loại cây này là hấp thu CO2 và thải O2 vào ban đêm (quá trình hô hấp của đa số cây xanh vào ban đêm là hấp thu O2 và thải CO2). Nhờ bề mặt lá có nhiều diện tích để hút bụi loại cây này cũng giúp lọc bụi trong không khí rất tốt. Cần tầm 6-8 cây Lưỡi hổ để tạo không gian sạch bụi và cung cấp oxy cho gia đình bạn.
Loại cây này còn được gọi là cây lá bỏng, thường được biết đến công dụng chữa bỏng. Cây Sống đời tích nước trong phần cây và lá, có khả năng điều hòa không khí. Tuy là loài cây dễ trồng, nhưng bạn lưu ý không tưới nhiều nước và đặt ở nơi đón ánh nắng.
Cây trầu bà
Là loại cây cảnh dễ trồng, sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường, bạn có thể đặt chậu Trầu bà ở trên nóc tủ, treo trên cửa sổ, treo ngoài ban công,... Những cành cây rủ nhẹ nhàng sẽ làm không gian sống thêm thơ mộng. Hoặc bạn cũng có thể đặt nó ở cạnh những thiết bị điện tử như: máy tính, máy in, tivi,... vì Trầu bà có khả năng hấp thụ tia bức xạ.
Cây lan Ý
Những bông hoa trắng mềm mại đầy tinh tế của lan Ý rất thích hợp để điểm xuyết 1 gốc phòng. Có lẽ, chính những cánh hoa mềm mại của Lan Ý mà nó đã trở thành biểu trưng cho “niềm hạnh phúc của người phụ nữ”. Tức khi trồng cây này, hạnh phúc và tình yêu sẽ lan tỏa khắp căn nhà.
Hơn thế nữa, theo NASA, lan Ý đứng đầu trong danh sách những cây cảnh trồng trong nhà có khả năng giúp loại bỏ benzen – hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn; formaldehyde – có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt; trichloroethylene – hóa chất dùng trong quá trình giặt khô và toluene.
Cây dây nhện (Cỏ Lan Chi)
Một điều đặc biệt ở cỏ lan chi đó chính là khả năng làm sạch không khí của nó. Người ta nghiên cứu thấy chỉ với 1 chậu nhỏ lan chi, nó cũng đã có thể làm sạch không khí trong không gian lên đến 200m2. Ngoài ra, nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.
Cỏ lan chi thích hợp trồng trong nhà. Nhưng cần cho cây ra nắng 1 lần/tuần (tránh ánh nắng gắt ban trưa từ 11h – 14h30) là cây đã có thể sống khỏe.
Trong phong thủy, lan chi được xếp vào loại cây cảnh mang lại may mắn, sự kiên trì và tài lộc cho con người.
(Bài viết mang tính tham khảo)