Trong thịt cá có chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein. Đặc biệt, protein trong cá rất dễ hấp thụ, tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
Ngoài ra, trong cá cũng có chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin A, D, phốt pho, magie, kẽm,… Đặc biệt, lượng canxi có trong một số loại cá như cá hồi, cá nục, cá thu,… rất tốt cho hệ xương khớp.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong bữa ăn chỉ với một món chính là cá là đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chính vì cá giàu dinh dưỡng lại không gây tăng cân nên nhiều người nghĩ có thể ăn cá hàng ngày. Thế nhưng cơ thể chỉ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhất định nên tốt nhất mỗi người ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần, mỗi bữa khoảng 140g là đủ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế những loại cá có nguy cơ chứa kim loại nặng tích tụ như cá bơn, cá hồi đá, cá vược,… Đồng thời, bạn tuyệt đối không ăn cá dưới các hình thức sau:
Không ăn cá sống, gỏi
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Độc tố tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, gan mật phát bệnh chủ yếu là do bệnh sán lá gan. Nếu ăn cá sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là khi ăn thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, các loại dễ nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.
Ký sinh trùng nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người, thậm chí cư trú trong ruột nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại.
Không ăn các bộ phận có độc
Mắt cá, não cá, ruột cá, trứng cá, mật cá, màng đen trong bụng cá… là bộ phận dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Nếu ăn ruột cá thì phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.
Mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Vì vậy, ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí là tử vong.
Có một số loại cá như cá nóc có chứa độc tố là Tetrodotoxin, tập trung ở trứng cá, ruột, gan, không bị hủy ở nhiệt độ sôi hay phơi khô, sấy. Độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá, từ các tháng 2 - 7 trong năm. Người ăn phải cá nóc có độc thường có biểu hiện khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt... thậm chí tử vong nếu cấp cứu chậm.
Không ăn cá chứa hàm lượng thủy ngân cao
FDA cảnh báo 7 loại cá có chứa thủy ngân cao gồm: cá thu Đại tây dương, cá maclin, cá cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói (Vịnh Mexico) và cá ngừ mắt to. Ngoài ra FDA cũng lưu ý một số cá như cá chép, cá trê, cá hồi và cá rô, do các gia đình bắt được, có thể chứa một lượng thủy ngân hoặc các chất gây ô nhiễm.
Cơ thể sẽ không có quá nhiều phản ứng bất lợi nếu tiêu thụ một lượng nhỏ thủy ngân. Tuy nhiên, thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể người. Tiêu thụ lâu daiif có nguy cơ ngộ độc thủy ngân.
Ngộ độc thủy ngân không chỉ làm tổn thương niêm mạc miệng mà còn có tác động làm ăn mòn đến đường tiêu hóa, thận và mao mạch. Khiến trẻ em cũng có thể gây tổn thương não.
Không ăn cá ướp muối
Nhiều người thích ăn cá ướp bởi chúng có hương vị đậm đà, tạo cảm giác ngon miệng và thèm ăn tốt hơn hẳn.
Tuy nhiên, cá ướp có chứa nhiều muối, trong quá trình ướp sẽ tạo ra một lượng nhất định nitrit – chất gây ung thư đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo. Nhiều chuyên gia cảnh báo chỉ cần ăn 1kg cá muối mặn ngang với việc hút 250 điếu thuốc. Ăn thường xuyên thì có thể khiến huyết áp không ổn định hoặc gây hại cho cơ thể, thậm chí gây ung thư.