1. Trong thời điểm bạn thấy căng thẳng
Khi thấy cơ thể căng thẳng đó là lúc bạn cần nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng hơn. Đôi khi vận động có thể giúp bạn giải quyết tình trạng này nhưng không phải lúc nào cũng thế.
Sự căng thẳng quá độ kéo theo việc tập luyện nặng có thể khiến bạn quá sức, tim của bạn sẽ tăng hoạt động lên, cộng với việc đang căng thẳng thì đó là một sức ép rất lớn đối với tim mạch.
Hơn nữa, việc tập luyện vào thời điểm bản thân quá bận rộn, căng thẳng sẽ khiến các bài tập trở nên vội vã, quá sức đối với bạn, điều đó dễ dàng đẩy bạn đến với chấn thương.
Do đó những lúc căng thẳng quá nếu muốn vận động hãy chọn vận động nhẹ nhàng để thư thái, tránh chạy theo thành tích và cố gắng quá sức.
2. Những ngày thiếu ngủ
Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục quan trọng đối với cơ thể bạn thì giấc ngủ cũng vậy. Thiếu ngủ khiến bạn cảm thấy mất sức và mệt mỏi. Lúc đó bạn sẽ thấy mình hoạt động không hiệu quả. Bạn sẽ dễ gặp chấn thương vào lúc này.
Do đó hãy nghỉ ngơi thư giãn và ngủ cho đủ giấc trước đã. Nếu vận động nhẹ giúp bạn ngủ ngon hơn thì hãy tập bài nhẹ nhàng như đi dạo vòng quanh, vươn vai...
3. Bạn đang thấy đau
Tập luyện với cường độ cao có thể khiến chúng ta sẽ dễ dàng bị đau cơ. Cảm giác đó sẽ qua đi sau vài giờ, nhưng nếu bạn thức dậy với cảm giác đau nhức cực độ thì đã đến lúc phải nghỉ ngơi thêm.
Khi có cơn đau âm ỉ mà chúng ta cố gắng tập thêm thì có thể dẫn tới việc rất lâu mới được phục hồi. Nếu cơ thể bạn đau nhức nhẹ nhàng và vẫn có thể tiếp tục thực hiện tập luyện thì hãy chọn các bài tập nhẹ, chẳng hạn như đi bộ thay vì chạy.
4. Khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi
Nếu bạn cảm thấy mình bị sốt, ốm hoặc cơ thể mệt mỏi thì tốt nhất bạn nên bỏ qua việc tập thể dục một ngày.
Khi bạn đang mệt mỏi rã rời, việc tập luyện có thể làm mất nước nghiêm trọng hơn nên khiến bạn mệt mỏi hơn.
Ngoài ra, cơ thể mệt mỏi, ốm sốt... cũng có thể là bạn đang nhiễm một loại virus nào đó. Ở nhà trong những ngày này sẽ tránh được nguy cơ lây bệnh cho những người khác.