Dưới đây là thói quen hàng ngày đang “làm cạn kiệt” sức đề kháng của bạn:
1. Thiếu ngủ
Giấc ngủ giúp tái tạo và hỗ trợ việc sản xuất các protein miễn dịch cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Thiếu ngủ khiến bạn mệt mỏi, có thể dẫn đến tăng cân, huyết áp cao, trầm cảm, giảm chức năng hệ miễn dịch và khả năng ghi nhớ của bạn.
Thiếu ngủ không chỉ gây ra bệnh tật mà còn có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.Do đó, nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ thì hãy cố gắng điều chỉnh lại để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Tập thể dục quá mức
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tập luyện cường độ cao và kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Đồng thời, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên như: cảm lạnh.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên dành 150 phút hoạt động thể chất vừa phải - như đi bộ nhanh, hoặc 75 phút hoạt động thể chất mạnh mỗi tuần.
Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo hiệu suất tập luyện hiệu quả.
2. Cơ thể thiếu hụt nước
Cơ thể thiếu hụt nước sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hạn chế việc tiết các protein kháng khuẩn vào nước bọt, từ đó khiến hại khuẩn có điều kiện xâm nhập vào cơ thể. Do đó, người trưởng thành cần uống 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra suôn sẻ.
Bên cạnh đó, việc uống nhiều rượu và nạp nhiều đường cũng khiến sức đề kháng suy yếu. Trong đó, đường gây ra chứng viêm, làm giảm khả năng miễn dịch bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, nam giới không nên tiêu thụ quá 36 gram đường mỗi ngày và phụ nữ không quá 24 gram. Tương tự rượu cũng không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyên phụ nữ không nên uống nhiều hơn 1 ly nhỏ mỗi ngày và nam giới nên dừng lại ở mức 2 ly nhỏ mỗi ngày.
4. Sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Chúng không hoạt động trên các loại virus như cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Nếu thường xuyên dùng thuốc kháng sinh khi không cần thiết, bạn có thể bị kháng thuốc và suy yếu hệ miễn dịch.
Bạn cần biết rằng, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm trùng (viêm phổi, viêm màng não, viêm phế quản, nhiễm trùng da) thường xuyên hơn người khác và bệnh có thể nặng hơn hoặc khó điều trị hơn. N
hững người có hệ miễn dịch kém cũng dễ mắc các căn bệnh: rối loạn tự miễn, viêm các cơ quan nội tạng, rối loạn hoặc bất thường về máu, các vấn đề về tiêu hóa, nếu là trẻ em thì sẽ chậm phát triển và tăng trưởng.
Những người có hệ miễn dịch kém nên có chế độ ăn hợp lý, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch và tránh nhiễm trùng.