Mộc nhĩ
Trong thành phần dinh dưỡng của mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin gây ra nhiều độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Nếu bạn ăn mộc nhĩ không đúng cách có thể gây ra bệnh viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử cho da của bạn. Chính vì vậy, bạn nên nấu chín mộc nhĩ để không gây độc ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.
Khoai tây
Trong thành phần dinh dưỡng của khoai tây một trong những loại rau củ cần nấu chín kỹ, bởi khi bạn ăn khoai tây sống có thể gây ra đầy hơi và các tác dụng tiêu hóa không mong muốn. Ngoài ra, khi bạn ăn khoai tây mọc mầm càng nguy hiểm hơn khi khoai tây được lưu trữ thời gian dài ở những nơi ẩm ướt, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Rau mầm
Trong thành phần dinh dưỡng của các loại rau mầm, chúng ta cần phảo nấu kỹ. Trong các loại rau này có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria. Rau mầm là loại được trồng và sinh sống trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp, nơi những vi khuẩn này phát triển mạnh. Khi bạn ăn rau mầm, hãy chọn những loại rau có nguồn gốc đảm bảo, rửa sạch và nấu chín để không nhiễm khuẩn gây bệnh.
Cà tím
Trong thành phần dinh dưỡng của cà tím là một thực phẩm không nên ăn sống. Bởi trong loại cà tím sống có chứa độc tố solanine, nhất là đối với những quả cà tím còn non chứa một lượng khá lớn. Khi bạn ăn cà tím sống sẽ khiến cho tiêu hóa khó chịu, đầy hơi chướng bụng.
Theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần chế biến chín cà tím trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe.