Bình hoa héo
Hoa tươi là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết. Khi dâng hoa tươi lên bàn thờ, gia chủ nên chú ý thay nước thường xuyên để hoa tươi lâu và không sinh ra mùi hôi khó chịu.
Một đại kỵ trong thờ cúng là để hoa héo, lá rụng lả tả hay bình hoa bốc mùi hôi ở trên bàn thờ. Đây được coi là việc đắc tội với bề trên, bất kính với thần linh, tổ tiên.
Vì vậy, khi hết Tết, các gia đình nên bỏ lọ hoa cũ đã héo, thay lọ hoa mới, rửa sạch bình cắm hoa để không gian thờ cúng được thanh tịnh.
Giấy tiền, vàng mã
Theo quan niệm dân gian, ông bà tổ tiên dù đã mất nhưng vẫn tiếp tục tồn tại ở thế giới bên kia. Con cháu thể hiện tấm lòng bằng cách dâng cúng giấy tiền, vàng mã vào mỗi dịp lễ tết. Tuy nhiên, gia chủ cần phải lưu ý rằng không được đặt giấy tiền, vàng mã quá lâu trên bàn thờ. Sau mỗi lễ cúng, hãy hạ những vật phẩm này xuống và đem hóa chúng đi.
Hoa quả giả
Dù ngày thường hay ngày lễ, bạn cũng không nên bày hoa quả giả lên bàn thờ. Tuy nhiên, nhiều người lại không để ý đến điều này. Họ cho rằng, bày hoa quả giả lên bàn thờ vừa tiết kiệm chi phí, lại không phải chă sóc thường xuyên. Theo quan niệm phong thủy, việc bày hoa quả giả lên bàn thờ mang ý nghĩa không tôn trọng bề trên. Do đó, nêu lỡ bày hoa quả giả trên bàn thờ, gia chủ nên nhanh chóng dọn chúng đi.
Cành vàng lá ngọc
Khi đi lễ chùa đầu năm, gia chủ nên tránh xin lộc và xin cành vàng lá ngọc về trưng trên bàn thờ. Không nên tùy tiện mang các vật được gọi là "lộc" sau khi cúng bài đặt lên bàn thờ gia tiên.
Không nên đặt cành vàng lá ngọc xin ở chùa lên bàn thờ vì không thể khẳng định chắc chắn về độ tốt của vật phẩm này. Nó có được bày bán ở chỗ sạch không, bảo quản thế nào, có bị ô uế không...Vì vậy, nếu gia chủ mang cành vàng lá ngọc từ chùa về đặt lên bàn thờ thì tốt nhất nên hạ xuống.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.