Trẻ em là những mầm non chưa đủ cứng cáp nên rất cần được tạo môi trường sống đầy đủ “dinh dưỡng”. Vậy khi làm phòng ngủ cho trẻ cần lưu ý những gì?
1. Vị trí xây phòng
Trước hết là chọn vị trí xây phòng. Phòng cho trẻ nhỏ thì cần phải sáng sủa, tràn đầy sinh khí, nên xây phòng ở phía Đông hay Đông Nam sẽ rất tốt. Trẻ em rất cần ánh nắng để tổng hợp vitamin D3 cũng như giữ tinh thần hoạt bát.
2. Yếu tố ánh sáng trong phong thủy xây nhà
Ánh sáng trang trí phòng ngủ trước hết là phải an toàn, nhất là các công tắc, dây điện, ổ cắm… Độ sáng trong phòng bé phải ở mức vừa đủ, không nên để đèn quá sáng hoặc sáng mờ mờ. Ánh sáng có thể phối hợp đèn vàng nhạt và trắng để làm dịu mắt.
Cần hạn chế trang trí đèn màu, nếu có thì cũng không nên dùng thường xuyên. Không dùng đèn nhấp nháy chớp tắt trang trí phòng bé.
3. Hướng kê của giường và bố cục
Phương vị phòng ngủ của con nên bố trí giống như phòng ngủ của bố mẹ để tạo sự gắn kết, gần gũi giữa hai thế hệ. Phòng của trẻ không cần cầu kỳ phức tạp mà hãy thiết kế đơn giản, màu sắc sáng sủa, không gian thoáng đãng.
Không đặt các vật dụng tạo âm thanh ở gần đầu giường bé vì sẽ tạo tâm lý bất an, khó ngủ. Chính vì thế phòng của bé cũng không nên đặt quá gần bếp, nhà vệ sinh hay các nguồn phát tiếng ồn khác.
Trẻ dành phần lớn thời gian để ngủ nên giường ngủ là điều cực kỳ quan trọng cần phải tỉ mỉ. Giường cho trẻ không đặt dưới xà nhà. Đầu giường không được để sát cửa sổ, cửa ra vào.
Bạn không nên đặt nệm trực tiếp trên sàn nhà vì ban đêm khí lạnh sẽ chìm xuống khiến bé ngủ không ngon, thậm chí có thể gây bệnh cho trẻ. Nếu không có giường thì hãy đặt nệm lên bộ khung chắc chắn.
Gầm giường cần được giữ thông thoáng, đảm bảo dòng chảy năng lượng không bị bí bách trong lúc con ngủ. Nếu phải dùng giường tầng thì bạn nên chọn mẫu giường rộng rãi, không gây cảm giác áp lực cho bé nằm dưới và tránh cảm giác chới với cho tầng trên.
Ngoài ra cần tránh sử dụng giường nước, đệm nước vì năng lượng âm quá mạnh, không tốt cho trẻ nhỏ.
4. Đồ dùng và sự hài hòa màu sắc
Trước hết là sàn, sàn nhà cần tránh dùng gạch, đá cứng bởi có thể gây tổn thương nếu chẳng may có va đập. Nền nhà tốt nhất nên lát gỗ và có thể lót xốp hoặc thảm mềm. Bố mẹ lưu ý nếu lót thảm thì phải vệ sinh, hút bụi, giặt giũ thường xuyên bởi bụi bám trên thảm rất có hại cho hệ hô hấp còn non yếu của bé.Phòng trẻ em nên dùng màu nền nhạt và nhu hòa như màu xanh lam nhạt, màu be. Các màu tươi sáng như xanh lá, xanh biển, vàng tươi, hồng… nên dùng với lượng ít như các điểm nhấn trang trí.
Màu sắc có ảnh hưởng đến tâm trạng nên tuyệt đối cần tránh các mảng lớn mà lại dùng màu kim loại xám lạnh, màu đen nặng nề hay màu sắc gây kích thích như đỏ tươi, cam.