(Phunutoday)- Nếu bé nhà bạn có máu trong phân, kèm theo đau bụng dữ dội, thậm chí bé có thể bị hôn mê hoặc tiêu chảy kéo dài, lúc này mẹ bé hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa khẩn cấp.
Hiện tượng tiêu chảy ở bé thường được đặc trưng bởi triệu chứng phân lỏng hơn hơn bình thường. Theo tiến sĩ Sears, bé bị tiêu chảy phần nhiều có thể được gây ra bởi một loại vi khuẩn, virus, dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp một thực phẩm nào đó.
Bé bị tiêu chảy phần nhiều có thể được gây ra bởi một loại vi khuẩn, virus, dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp một thực phẩm nào đó. |
1. Tích cực cho bé uống nước
Khi bị tiêu chảy, bé sẽ thường rơi vào tình trạng mất nước và dễ khiến bé mệt mỏi và chóng mặt. Vì thế, thời điểm này, mẹ bé hãy tích cực cho con uống nhiều nước nhé. Chất lỏng có thể giúp làm dịu dạ dày và làm cho tiêu chảy ít nghiêm trọng hơn. Nếu bé vẫn còn bú mẹ, hãy cho con bú thường xuyên. Nếu bé đã cai sữa và lớn hơn, bạn hãy cho con uống thuốc bù nước hay nước điện giải để thay thế.
Bạn cũng có thể cho bé uống nước ép nho trắng, cho bé mút kem, sữa chua và ăn nhiều súp để tăng cường lượng chất lỏng cho bé.
Chất lỏng có thể giúp làm dịu dạ dày và làm cho tiêu chảy ít nghiêm trọng hơn. |
2. Thay đổi chế độ ăn cho bé (ăn nhạt)
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo khi bé bị tiêu chảy, hãy thay đổi chế độ ăn cho bé bằng cách cho bé ăn nhạt. Chế độ ăn uống này bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Những thực phẩm này khá nhạt vì vậy chúng sẽ không gây khó chịu cho dạ dày nhạy cảm của bé lúc này.
Nói chung bạn nên thực hiện nghiêm chỉnh một khi chế độ ăn uống nhạt cho bé trong 2 ngày đầu tiên bé bị tiêu chảy. Sau 48 giờ cho bé ăn nhạt, bạn có thể dần cho bé kết thân với trái cây và rau xanh trong chế độ ăn uống của trẻ.
Thay đổi chế độ ăn cho bé bằng cách cho bé ăn nhạt. Chế độ ăn uống này bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Những thực phẩm này khá nhạt vì vậy chúng sẽ không gây khó chịu cho dạ dày nhạy cảm của bé lúc này. |
Nếu sau khi trẻ dung nạp tốt các thực phẩm rau xanh và trái cây trên, mẹ bé mới bắt đầu cho con ăn thịt và các sản phẩm từ sữa nhé.
3. Hạn chế cho bé uống nước ép trái cây
Theo Baby Center, khi bé bị tiêu chảy do quá nhiều nước trái cây hoặc đồ uống có đường khác trong chế độ ăn uống, mẹ bé nên hạn chế cho trẻ uống nước trái cây và chỉ cho bé uống khoảng một nửa cốc nước ép trái cây mỗi ngày.
Nếu bé của bạn vẫn ưa thích uống nước ép trái cây, mẹ bé hãy pha loãng nước trái cây với nước. Sau đó dần dần tăng số lượng nước và giảm số lượng nước trái cây cho trẻ theo thời gian.
Mẹ bé nên hạn chế cho bé uống nước trái cây và chỉ cho uống khoảng một nửa cốc nước ép trái cây mỗi ngày. |
4. Tăng chất béo và chất xơ cho bé
Nếu như bé nhà bạn bị bị tiêu chảy thường xuyên thì trong những trường hợp này, mẹ bé cần chú ý tăng lượng chất béo và chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Điều này có thể giúp khắc phục và cải thiện tình trạng tiêu chảy cho con bạn.
Theo đó, mẹ bé có thể thêm chất béo vào chế độ ăn uống của trẻ bằng cách cho bé ăn sữa và các sản phẩm từ sữa, thêm một lượng nhỏ dầu ô liu vào những thực phẩm bé ăn. Ngoài ra, trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu là nguồn chất xơ tuyệt vời của bé.
Khi bé bị tiêu chảy thường xuyên, mẹ bé cần chú ý tăng lượng chất béo và chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày của bé. |
5. Cho bé uống chế phẩm sinh học tự nhiên bổ sung vi khuẩn có ích cho đường ruột
Theo Tiến sĩ Sears, chế phẩm sinh học là một phương thuốc tự nhiên để điều trị tiêu chảy cho bé tại nhà mà không cần theo toa.
Hãy tìm mua những chế phẩm sinh học có chứa Probiotics - các vi khuẩn sống tự nhiên tìm thấy trong đường ruột con người. Khi uống chúng, chúng sẽ giúp đỡ cải thiện hệ tiêu hóa và cho phép đi tiêu thường xuyên.
Cho bé ăn sữa chua hoặc uống chế phẩm sinh học có chứa nhiều khuẩn probiotic có ích tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ đường ruột của bé. |
Mẹ bé có thể bổ sung probiotic cho con bằng cách mua chế phẩm sinh học này tại các cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc để rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy với trẻ.
Mẹ Su